NGƯỜI VIỆT NAM DÙNG BÌNH CỔ PHA TRÀ TỪ KHI NÀO? - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

NGƯỜI VIỆT NAM DÙNG BÌNH CỔ PHA TRÀ TỪ KHI NÀO? - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

NGƯỜI VIỆT NAM DÙNG BÌNH CỔ PHA TRÀ TỪ KHI NÀO? - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

NGƯỜI VIỆT NAM DÙNG BÌNH CỔ PHA TRÀ TỪ KHI NÀO? - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

NGƯỜI VIỆT NAM DÙNG BÌNH CỔ PHA TRÀ TỪ KHI NÀO? - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
NGƯỜI VIỆT NAM DÙNG BÌNH CỔ PHA TRÀ TỪ KHI NÀO? - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua
Hồ Chí Minh Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 36.190 35.790
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 36.290 35.790
Vàng nữ trang 99,99% 36.140 35.440
Vàng nữ trang 99% 35.782 35.082
Vàng nữ trang 75% 27.258 25.858
Vàng nữ trang 58,3% 21.222 19.822
Vàng nữ trang 41,7% 15.222 13.822
Hà Nội Vàng SJC 36.450 36.250
Đà Nẵng Vàng SJC 36.450 36.250
Nha Trang Vàng SJC 36.450 36.240
Cà Mau Vàng SJC 36.450 36.250
Buôn Ma Thuột Vàng SJC 36.450 36.240
Bình Phước Vàng SJC 36.460 36.220
Huế Vàng SJC 36.450 36.250
Biên Hòa Vàng SJC 36.430 36.250
Miền Tây Vàng SJC 36.430 36.250
Quãng Ngãi Vàng SJC 36.430 36.250
Đà Lạt Vàng SJC 36.480 36.270
Long Xuyên Vàng SJC 36.430 36.250

NGƯỜI VIỆT NAM DÙNG BÌNH CỔ PHA TRÀ TỪ KHI NÀO?

24-11-2016

NGƯỜI VIỆT NAM DÙNG BÌNH CỔ PHA TRA TỪ KHI NÀO?

Bài viết Từ Hạnh

Hình 1: Tượng đá chân thân Phật Hoàng - Trần Nhân Tông tại chùa Hoa Yên

進云:

如何是和尚家風?

曰:

破衲擁雲朝喫粥,

古瓶瀉月夜前茶。

(師弟問答 - 陳仁宗)

Tiến vân:

Như hà thị Hoà thượng gia phong?

Viết:

Phá nạp ủng vân triêu khiết chúc,

Cổ bình tả nguyệt dạ tiên trà.

(Sư đệ vấn đáp – Trần Nhân Tông)

Trò hỏi:

Thế nào là gia phong của Hòa thượng?

Thầy đáp:

Nạp rách che mây sáng húp cháo

Bình xưa rót nguyệt tối pha trà

          (Thầy trò trao đổi – Trần Nhân Tông)

Hình ảnh một vị tăng sĩ trong làn áo nạp màu hoại sắc thấp thoáng ẩn hiện trong mây mù trên đỉnh Hoa Yên với bát cháo sáng. Áo hòa mây, mây quyện áo còn đâu cái ngăn cách giữa con người và thiên nhiên, phân chia giữa tiểu ngã và đại ngã. Trong cái mênh mông bàng bạc ấy hình ảnh ăn cháo sáng càng thêm tinh tế, cháo sáng là cái dung dị bình thường của bao người. Người nói câu đó lại là một vị Hoàng đế với những chiến công oanh liệt đủ soi sáng hậu thế muôn năm và cũng là một vị Tổ Khai sơn dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử phá tan chướng ngại, an trụ trong giải thoát… mặc áo nạp, ăn cháo sáng đã thể hiện tinh thần trung đạo cao sâu của Phật đà: không chìm đắm vào thế gian pháp nhưng không cách ly thế gian pháp.

Hình 2: Cảnh đỉnh Phù Vân - núi Yên Tử 

Bình cổ nhìn dưới trăng mờ ảo, chuyên chén trà vào bát, nước trà lóng lánh ánh trăng như đang rót cả ánh trăng vào bát. Bình như trăng? Trăng như bình? Trăng trong bát? Bát trong trăng? Kỳ ảo thay!

Hình 3: Trà Thiền

Càng cảm động hơn! Khi hỏi gia phong của một vị Hoàng đế, một vị Tổ sư, Ngài không lấy Hoàng bào mà chọn áo Nạp, không dùng hình ảnh kỳ trân mỹ vị mà chọn cháo, không lấy bình ngọc, ấm vàng mà chọn bình cổ…cháo sáng, trà khuya…Một Tự Tại Hoàng Đế, một Tự Tại Đại Sĩ vậy! Câu này đã chỉ rõ gia phong của Ngài là giai phong của chư Phật ba đời mà cả chúng sanh này cũng vậy:

“一切眾生皆有佛性 – Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tính – Tất cả chúng sanh đều có tính Phật

                   (灋華經 – Pháp Hoa Kinh)

“一切眾生本來成佛 – Nhất thiết chúng sanh bổn lai thành Phật – Tất cả chúng sanh sẽ đều thành Phật

                        (圓覺經 – Viên Giác Kinh)

Hình 4: Phong cảnh Yên Tử

Tuy nhiên, trong khi đọc bài 師弟問答 - Sư đệ vấn đáp của Đức Phật Hoàng – Trần Nhân Tông đến đoạn trích trên, ngoài cảm nhận sự tài hoa trong bút pháp, tinh tế trong thể hiện, uyên thâm trong giáo lý, tự tại trong giác ngộ… Bất ngờ, chúng tôi nhận thấy được một điều tưởng chừng như vô nghĩa nhưng không kém phần lý thú. Trong câu thơ của Ngài đáp lời đệ tử:

古瓶瀉月夜前茶

Cổ bình tả nguyệt dạ tiên trà

Rót trăng bình cổ tối pha trà (*)

Ngài có nhắc đến việc dùng chiếc bình cổ để pha trà vào buổi tối. Qua đó, chúng ta thấy được hai điều về góc độ văn hóa trà Việt:

  • Về trà cụ: Người Việt thời Trần đã sưu tập và dùng bình cổ để - 古瓶 pha trà. Người phương Bắc dùng hồ để pha tra và gọi trà hồ - 茶壼.
  • Về cách uống trà: Người Việt thời Trần có thói quen dùng trà buổi tối (ít nhất là giới tăng sĩ).

Như vậy, qua tư liệu này, chúng tôi nhận thấy cho đến thời điểm này Phật Hoàng là người Việt Nam đầu tiên nói lên việc dùng bình cổ pha trà tối. Phải chăng thời Trần thì người Việt đã có những bộ sưu tập ấm cổ chăng?

Hình ảnh bộ sưu tập bình cổ pha trà thời Lý - Trần trong bộ sưu tập của chúng tôi:


COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat