Pho tượng giải trãi bằng vàng của vua Minh Mạng - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Pho tượng giải trãi bằng vàng của vua Minh Mạng - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Pho tượng giải trãi bằng vàng của vua Minh Mạng - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Pho tượng giải trãi bằng vàng của vua Minh Mạng - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Pho tượng giải trãi bằng vàng của vua Minh Mạng - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Pho tượng giải trãi bằng vàng của vua Minh Mạng - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua
Hồ Chí Minh Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 36.190 35.790
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 36.290 35.790
Vàng nữ trang 99,99% 36.140 35.440
Vàng nữ trang 99% 35.782 35.082
Vàng nữ trang 75% 27.258 25.858
Vàng nữ trang 58,3% 21.222 19.822
Vàng nữ trang 41,7% 15.222 13.822
Hà Nội Vàng SJC 36.450 36.250
Đà Nẵng Vàng SJC 36.450 36.250
Nha Trang Vàng SJC 36.450 36.240
Cà Mau Vàng SJC 36.450 36.250
Buôn Ma Thuột Vàng SJC 36.450 36.240
Bình Phước Vàng SJC 36.460 36.220
Huế Vàng SJC 36.450 36.250
Biên Hòa Vàng SJC 36.430 36.250
Miền Tây Vàng SJC 36.430 36.250
Quãng Ngãi Vàng SJC 36.430 36.250
Đà Lạt Vàng SJC 36.480 36.270
Long Xuyên Vàng SJC 36.430 36.250

Pho tượng giải trãi bằng vàng của vua Minh Mạng

10-02-2019

 

Tượng bằng vàng thời

Nguyễn rất hiếm. Suốt 30 năm nghiên cứu, tôi chưa hề gặp pho tượng nào. Trên tạp chí của Hội đô thành hiếu cổ (BAVH) số tháng 4/1915, có giới thiệu một pho tượng hổ bằng vàng gọi là phù tín, được lưu giữ trong điện Cần Chánh dưới triều Duy Tân (1907 - 1916). Tượng hổ này gồm hai nửa ghép lại; mỗi khi ra khỏi cung, nhà vua mang theo một nửa pho tượng; khi trở về, vua đưa nửa này ráp với nửa còn lại ở trong cung, nếu hai nửa trùng khít với nhau thì cửa cung mới được mở.

Vừa qua, có một tượng bằng vàng, niên đại thời Nguyễn, cao 12cm, nặng 211,7gram được đưa ra bán đấu giá ở Reuil-Malmaison (ngoại ô thành phố Paris) với giá 12.000 euro.

Đó là pho tượng thể hiện một con thú, trông như con dê hoặc con hươu, nhưng chân của con thú này lại có móng vuốt, khác với loài dê hay hươu có bộ chân guốc; đuôi con thú xòe như đuôi bò; trên lưng có bờm như trên lưng con kỳ lân. Mặt khác, trên thân con thú có chạm nổi văn mây xoắn và lửa, để chứng minh đây là một loại linh vật.
 
Dưới bụng con thú có khắc hai dòng chữ Hán. Dòng bên trái khắc các chữ: Minh Mạng thập bát niên tạo ngũ thốn cửu phân, dòng bên phải khắc các chữ: Bát ngũ tuế hoàng kim trọng ngũ lượng. Theo thiển ý của tôi, có lẽ người thợ khắc hai dòng chữ Hán này đã khắc nhầm trật tự các chữ. Hai dòng chữ Hán này lẽ ra phải được khắc theo trật tự như sau: Minh Mạng thập bát niên tạo vàBát ngũ tuế hoàng kim trọng ngũ lượng ngũ thốn cửu phân, nghĩa là: chế tạo vào năm Minh Mạng thứ 18 (1837); vàng tám tuổi rưỡi, cân nặng 5 lượng 5 chỉ 9 phân.
 

Pho tượng con giải trãi bằng vàng, đời Minh Mạng

Dân Huế ngày xưa không dùng từ chỉ hay tiền (1 chỉ vàng bằng 1/10 lượng vàng) mà dùng chữ thốn với ý nghĩa tương đương chữ chỉđều bằng 10 phân. Lối viết chữ thốn thay cho chữ chỉnày chúng tôi đã gặp trên chiếc chậu quán tẩy bằng vàng trong bộ sưu tập của ông Ralph Marty.
 
Theo truyền thuyết Trung Quốc, giải trãi là con vật đứng đầu trong 5 loại linh thú thuộc bộ kỳ lân. Hình tượng con giải trãi được thể hiện trên các cổ vật đồng thời Chiến Quốc. Theo sáchDư phục chí (Yufuzhi) thời Hán, giống thú này có bản tính rất hung hăng, khi nổi cơn thịnh nộ chúng ăn cả lửa.
 
Một nhà vô thần luận thời Đông Hán (25 - 220), Vương Sung (27 - 97), trong bộ Luận hành có kể rằng: Cao Giao, một vị hiền thần đời vua Thuấn, có một con dê một sừng gọi là con giải trãi. Tính con thú này rất ngay thẳng, nó có thể phân biệt người lành và kẻ ác. Gặp bọn gian thì nó dùng sừng đâm nhưng không bao giờ chạm đến người hiền. Vì vậy nên dưới thời Đông Hán, hình con giải trãi được vẽ trên tường ở nơi xử án hoặc trên ghế của các quan tòa để biểu trưng cho chấp pháp. Có một pho tượng bằng gỗ thời Đông Hán, được tìm thấy trong ngôi mộ số 22 tại Vũ Uy (tỉnh Cam Túc) vào năm 1959, thể hiện hình một con bò, chân guốc, đuôi dựng thẳng, đầu cúi sát ngực với một sừng duy nhất chĩa ra phía trước như sắp trừng trị người phạm tội. Cách biểu thị này rất thông dụng trong các hình trang trí trên các đồ đồng cổ Trung Hoa.
 

Lạc khoản chữ Hán khắc dưới bụng con giải trãi 
 
Ở Việt Nam, Ngự sử đài được thiết lập vào thời Trần (1225 - 1400) với các chức: thị ngự sử, giám sát ngự sử… Cơ quan này đảm nhiệm duy trì phong hóa pháp độ, với nhiều trọng trách. Đến thời Nguyễn, Đô sát viện là một tổ chức tư pháp quan trọng trong triều đình với nhiệm vụ “chuyên giữ việc dâng nộp, xét hạch, chỉnh đốn phép quan để nghiêm phong hóa pháp luật”. Đứng đầu Đô sát viện có hai vị: Tả đô ngự sử và Hữu đô ngự sử (hàm chánh nhị phẩm văn ban). Viện chia làm sáu khoa để lo kiểm soát sáu bộ trong triều, do một Cấp sự trung (hàm chánh ngũ phẩm văn ban) coi giữ và 16 Giám sát ngự sử ở các tỉnh. Cấp sự trung chuyên giữ việc kiểm tra, thanh tra, hình pháp, quy chế… từ xuống tỉnh, huyện, xã. Năm Minh Mạng thứ 18 (1837), đặt thêm chức Chưởng ấn cấp sự trung (hàm tứ phẩm văn ban) đưa vào các bộ, viện, các địa phương để lo kiểm tra theo ngành dọc.
 
Sách Khâm định Đai Nam hội điển sự lệ có ghi: “Minh Mạng năm thứ 18, xuống dụ: Khoa đạo là chức giữ hiến pháp trong triều đình, triều đình ưu đãi ngôn quan để tỏ rõ phong hóa hiến pháp. Trừ ra viên chưởng ấn mới đặt thêm, chiếu phẩmđáng cấp quan phục, còn gia ơn cấp cho áo mũ ngũ phẩm 12 bộ, để phòng khi các khoa đạo mặc để vào chầu. Áo bào thì dùng đoạn đậu 8 sợi tơ bóng. Mũ thì dùng mũ sa đen, ở trên sơn bằng bạc thêm 2 cái sừng bằng bạc, gọi là mũ giải trãi. Viên trưởng viện ấy và viên chưởng ấn cũng có thêm 2 cái sừng bạc”.
 
Về sau quy định thêm: “Còn đô ngự sử, phó đô ngự sử và chưởng ấn khoa đạo: nguyên trước cấp mũ giải trãi có hai đầu sừng bạc, thì nay đổi khóa, giản vàng bạc làm 2 con giao long bằng vàng, bạc”.
 
Quy định là vậy nhưng các quan ngự sử vẫn tiếp tục dùng mũ giải trãi với hai sừng nhỏ. Trong bài viết của ông Nguyễn Đôn về trang phục quan lại dưới triều Nguyễn (BAVH, số tháng 7 - tháng 9/1916) có miêu tả y phục của Đô ngự sử và vẽ mũ giải trãi với hai sừng. Ngoài ra còn có một bức ảnh niên đại khoảng đời Đồng Khánh đến đời Khải Định, chụp hình một vị quan thời này vẫn còn đội mũ giải trãi.
 

Một vị quan triều Nguyễn đội mũ giải trãi

Từ năm 1837, vua Minh Mạng dựa vào ý nghĩa phổ dụng của hình con giải trãi ở Trung Quốc nên truyền lệnh chế thêm hai chiếc sừng nhỏ gắn trên bác sơn của những chiếc mũ thượng triều của các chức: Đô ngự sử, Phó Đô ngự sử, Chưởng ấn và Ngự sử của Đô sát viện.
 
Năm 1837 cũng là năm vua Minh Mạng sai Kim ngân tượng cục đúc pho tượng hình con thú trên đây, mà theo chúng tôi đó chính là tượng con giải trãi. Một điều rất thú vị là nhà vua không chọn hình con giải trãi theo kiểu Trung Hoa thời Minh - Thanh, rất giống loài kỳ lân, mà sáng chế nên một mẫu giải trãi riêng của Việt Nam, rất gần gũi với hình ảnh của con sao la. Hiện tại, tất cả các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc và châu Âu đều công nhận là con giải trãi thời Chiến Quốc (thế kỷ V - 256 trước CN) và Đông Hán chính là con sao la (tên khoa học là Pseudoryx nghetinhensis). Các họa sĩ thời Chiến Quốc và Đông Hán khi vẽ con thú này thì vẽ nghiêng nên chỉ thể hiện một sừng.
 
Như vậy pho tượng bằng vàng chế tác dưới triều Minh Mạng mà chúng tôi giới thiệu trên đây chính là tác phẩm nghệ thuật duy nhất mô tả linh thú giải trãi ở Việt Nam. Và đây cũng là tác phẩm nghệ thuật duy nhất thể hiện con sao la ở Việt Nam từ trước đến nay.
 
Theo Philippe Truong
 
 
 
 

 

(Bát sứ xanh trắng vẽ linh vật giải trãi-Ký kiểu Lê Trịnh(sưu tập Hieuco.net)


COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat