QUỐC THỐNG NƯỚC TA VÀ ĐINH TIÊN HOÀNG ĐẾ - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

QUỐC THỐNG NƯỚC TA VÀ ĐINH TIÊN HOÀNG ĐẾ - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

QUỐC THỐNG NƯỚC TA VÀ ĐINH TIÊN HOÀNG ĐẾ - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

QUỐC THỐNG NƯỚC TA VÀ ĐINH TIÊN HOÀNG ĐẾ - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

QUỐC THỐNG NƯỚC TA VÀ ĐINH TIÊN HOÀNG ĐẾ - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
QUỐC THỐNG NƯỚC TA VÀ ĐINH TIÊN HOÀNG ĐẾ - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua
Hồ Chí Minh Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 36.190 35.790
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 36.290 35.790
Vàng nữ trang 99,99% 36.140 35.440
Vàng nữ trang 99% 35.782 35.082
Vàng nữ trang 75% 27.258 25.858
Vàng nữ trang 58,3% 21.222 19.822
Vàng nữ trang 41,7% 15.222 13.822
Hà Nội Vàng SJC 36.450 36.250
Đà Nẵng Vàng SJC 36.450 36.250
Nha Trang Vàng SJC 36.450 36.240
Cà Mau Vàng SJC 36.450 36.250
Buôn Ma Thuột Vàng SJC 36.450 36.240
Bình Phước Vàng SJC 36.460 36.220
Huế Vàng SJC 36.450 36.250
Biên Hòa Vàng SJC 36.430 36.250
Miền Tây Vàng SJC 36.430 36.250
Quãng Ngãi Vàng SJC 36.430 36.250
Đà Lạt Vàng SJC 36.480 36.270
Long Xuyên Vàng SJC 36.430 36.250

QUỐC THỐNG NƯỚC TA VÀ ĐINH TIÊN HOÀNG ĐẾ

23-02-2018

QUỐC THỐNG NƯỚC TA VÀ ĐINH TIÊN HOÀNG ĐẾ

Bài viết của Nhã Thức

Quốc thống hay đại thống là nền tảng chính thống của một quốc gia – dân tộc bao gồm tất cả các lãnh vực liên quan từ: chính trị, thể chế, tiết chế, văn hóa, tư tưởng, nhà nước, lãnh thổ, biên giới…của một hai nhiều dân tộc hay cộng đồng dân cư trên một không gian địa lý xác định. Về đối ngoại, nó là một giá trị đặc trưng để đánh giá độc lập/ tự chủ của một đất nước với những đất nước hay lãnh thổ xung quanh và ngày nay là trên phạm vi quốc tế. Về đối nội nó là tính chính danh của nhà nước, thể chế với toàn thể nhân dân. Đối với lịch sử đặc thù như Việt Nam ta, quốc thống được hình thành từ sự thăng hoa quốc gia – dân tộc hay nói cách khác quốc thống là biểu hiện của quốc gia – dân tộc qua hình ảnh đại diện cầm quyền. Quốc thống không chỉ mang tính chất chính trị – văn hóa – xã hội mà còn mang tính trù tượng của tâm linh và tính ngưỡng tức thần quyền. Điểm khác biệt, quốc thống của Việt Nam hình trên cơ sở đại diện cho cộng đồng các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam ứng với từng thời kỳ lịch sử chứ không đại diện cho duy nhất một dân tộc hay một lãnh thổ mơ hồ (tức là có một khái niệm dân tộc Việt Nam bao gồm các cộng đồng người Kinh, người Mường, người Nùng…được hình thành và một khái niện đất nước Việt Nam là không gian có biên giới rõ ràng mà các cộng đồng đó sinh sống một cách bình đẳng hay dân tộc tộc Việt Nam sinh sống. Điểm này chúng ta lại quan điểm khác với quốc gia – dân tộc của phương Tây mà quan điểm gần giống với những siêu quốc gia như Hoa Kỳ hay Singapore nhưng vẫn khác về sự xuất hiện dân tộc và tính “chủ nhân” với lãnh thổ). Do đó, vấn đề quốc hiệu đối với Việt Nam rất quan trong vì quốc hiệu cũng là tên của quốc tộc hay chính là quốc gia – dân tộc. Cũng từ đó đối với nước ta quốc hiệu trở nên quan trọng hơn quốc triều (tức là triều đại hay nhà nước đang trị vì, quản lý quốc gia). Điểm này chúng ta khác biệt với “Trung Quốc” và nhiều nước khác trong khu vực… Tuy nhiên, chúng ta cũng ảnh hưởng họ trong vấn đề danh hiệu hay tôn hiệu của quốc quân (tức người đứng đầu đất nước dân tộc). Qua đó trong một phạm vi nào đó quốc thống của ta thể hiện qua quốc hiệu và tôn hiệu của quốc quân, quốc triều là thứ yếu. Trong khi những nước Trung, Triều…thì quốc thống thể hiện qua quốc triều và tôn hiệu quốc quân (quốc triều đôi khi lại đại diện cho một họ tộc, dân tộc là chính hay phải chăng chưa hình thành quốc gia – dân tộc?!). Tóm lại, quốc thống nước ta là cốt lõi của đất nước – dân tộc thể hiện qua độc lập, chủ quyền và niềm tự hào và sự quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước – dân tộc; mặt khác, tính chính danh của quốc thống thể hiện qua quốc hiệu và tôn hiệu của quốc quân.

Theo huyền thuyết, từ thuở sơ sử của đất nước – dân tộc, Tổ tiên chúng ta đã dùng hình ảnh đồng bào để thể hiện tinh thần dân tộc qua thuyết bọc trăm trứng để tạo tiền đề không lâu sau đó là hình thành nước Văn Lang. Có thể nói quốc thống từ đó. Tuy nhiên, theo một số sử gia vì vua Hùng chỉ xưng vương hiệu nên chưa cho rằng quốc thống bắt đầu khi người đứng đầu phải có tôn hiệu là hoàng đế như Tần Thủy Hoàng Đế của người Hán và xem quốc thống ở giai đoạn này là “chính thống” là giai đoạn khởi đầu của quốc thống. Ngày nay, dân gian còn cụm từ “Lạc Hùng Chính Thống” hay “Hùng Triều Chính Thống” là vậy!

Sau thời kỳ trị vì của triều đại Hùng Vương với nước Văn Lang và An Dương Vương với nước Âu Lạc. Triệu Vũ Đế đã xưng đế hiệu với nước Nam Việt, truyền nối năm đời. Kế đến, Trưng Vương với nước Lĩnh Nam. Sau đó, Lý Nam Đế với nước Vạn Xuân, niên hiệu là Thiên Đức và Mai Hắc Đế (không rõ quốc hiệu) cũng xưng đế nhưng thời gian ngắn không quá mười năm.

Hình 1: Tượng Đinh Tiên Hoàng Đế 

Đến năm Mậu Thìn [968], Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan loạn Mười hai sứ quân, thống nhất đất nước. Năm Canh Ngọ [970]  tế Trời Đất Phật Thánh Thần ở núi Bái Đính lên ngôi hoàng đế với tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, lập triều nghi, chế phẩm phục…Lấy Canh Ngọ [970] làm Thái Bình Nguyên Niên, định đô tại Hoa Lư.

Hình 2 và 3: Tước gốm men lục thời Đinh

Sử cổ gọi Đại Thắng Minh Hoàng Đế triều Đinh là Đinh Tiên Hoàng Đế và hết lời ca ngợi Ngài là người đã nối lại quốc thống.

Sử gia Lê Văn Hưu triều Trần nói: Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ quân phục hết. Vua mở nước dựng đô, đổi xưng hoàng đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ, có lẽ ý trời vì nước Việt ta mà lại sinh bậc thánh triết để tiếp nối quốc thống của Triệu Vương chăng?

Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Sử gia Ngô Sĩ Liên có viết: Lại vào năm Thái Bình thứ 5 [974], có lời sấm ngữ: "Đỗ Thích thí Đinh Đinh, Lê gia xuất thánh minh, cạnh đầu đa hoành nhi, đạo lộ tuyệt nhân hành. Thập nhị xưng đại vương, thập ác vô nhất thiện , thập bát tử đăng tiên, kế đô nhị thập thiên" (Đỗ Thích giết hai Đinh, nhà Lê nỗi thánh minh, tranh nhau nhiều hoành nhi, đường sá người vắng tanh. Mười hai xưng đại vương, toàn ác không một thiện, mười tám con lên tiên, sao kế đô hai chục ngày). Người ta cho là số trời đã định như thế. Khi ấy Định quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, cùng thập đạo tướng quân Lê Hoàn rước Vệ Vương Toàn lên ngôi Hoàng đế, tôn gọi vua là Tiên Hoàng Đế, tôn mẹ đẻ [vua mới] là Dương Thị làm Hoàng thái hậu. Rước linh cữu Tiên Hoàng Đế về táng ở sơn lăng Trường Yên.

Hình 4: Cố đô Hoa Lư

Qua đó, ta thấy tôn hiệu Tiên Hoàng Đế (Vị hoàng đế đầu tiên) là Miếu hiệu của Đại Thắng Minh Hoàng Đế triều Đinh nên ngày nay nếu gọi Ngài theo Miếu hiệu thì phải gọi là Đinh Tiên Hoàng Đế hoặc Tiên Hoàng Đế. Theo quan điểm của chúng tôi, Miếu hiệu Tiên Hoàng Đế là do chúng thần mà tiêu biểu là: Định Quốc Công Nguyễn Bặc, Ngoại Giáp Đinh Điền, Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn…bàn chọn tôn hiệu. Đây là một trường hợp tôn hiệu khá đặc biệt, thường thì miếu hiệu của vị hoàng đế khai nguyên triều đại là Cao Tổ, Thái Tổ hay Thế Tổ (nếu trung hưng). Tôn hiệu này có thể hiểu thay hai ý:

  • Tiên Hoàng đế của triều Đinh
  • Tiên Hoàng đế của Đại Cồ Việt vì Ngài là vị vua đầu tiên dùng tôn hiệu Hoàng đế như Thần Thủy Hoàng Đế của người Hán.

Với ý thứ hai, chúng ta thấy rõ tinh thần độc lập hay nối lại quốc thống/ trung hưng quốc thống rất rõ và điều này vẫn được các triều đại tiếp theo vô cùng trân trọng. Nếu nhìn sơ lược thì tôn hiệu Tiên Hoàng Đế chỉ cho một vị vua nhưng nếu hiểu sâu xa thì đó là cả một niềm tự hào và tự tôn đất nước – dân tộc qua người thủ lãnh. Phải chăng nó là nguồn thi hứng cho:

“Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư…”


COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat