VÀI NÉT VỀ HÀNH TRẠNG VÀ HÌNH ẢNH NGHỆ THUẬT TỔ SƯ BỒ ĐỀ ĐẠT MA - PHẦN 1, PHẦN 2 - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

VÀI NÉT VỀ HÀNH TRẠNG VÀ HÌNH ẢNH NGHỆ THUẬT TỔ SƯ BỒ ĐỀ ĐẠT MA - PHẦN 1, PHẦN 2 - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

VÀI NÉT VỀ HÀNH TRẠNG VÀ HÌNH ẢNH NGHỆ THUẬT TỔ SƯ BỒ ĐỀ ĐẠT MA - PHẦN 1, PHẦN 2 - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

VÀI NÉT VỀ HÀNH TRẠNG VÀ HÌNH ẢNH NGHỆ THUẬT TỔ SƯ BỒ ĐỀ ĐẠT MA - PHẦN 1, PHẦN 2 - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

VÀI NÉT VỀ HÀNH TRẠNG VÀ HÌNH ẢNH NGHỆ THUẬT TỔ SƯ BỒ ĐỀ ĐẠT MA - PHẦN 1, PHẦN 2 - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
VÀI NÉT VỀ HÀNH TRẠNG VÀ HÌNH ẢNH NGHỆ THUẬT TỔ SƯ BỒ ĐỀ ĐẠT MA - PHẦN 1, PHẦN 2 - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua
Hồ Chí Minh Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 36.190 35.790
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 36.290 35.790
Vàng nữ trang 99,99% 36.140 35.440
Vàng nữ trang 99% 35.782 35.082
Vàng nữ trang 75% 27.258 25.858
Vàng nữ trang 58,3% 21.222 19.822
Vàng nữ trang 41,7% 15.222 13.822
Hà Nội Vàng SJC 36.450 36.250
Đà Nẵng Vàng SJC 36.450 36.250
Nha Trang Vàng SJC 36.450 36.240
Cà Mau Vàng SJC 36.450 36.250
Buôn Ma Thuột Vàng SJC 36.450 36.240
Bình Phước Vàng SJC 36.460 36.220
Huế Vàng SJC 36.450 36.250
Biên Hòa Vàng SJC 36.430 36.250
Miền Tây Vàng SJC 36.430 36.250
Quãng Ngãi Vàng SJC 36.430 36.250
Đà Lạt Vàng SJC 36.480 36.270
Long Xuyên Vàng SJC 36.430 36.250

VÀI NÉT VỀ HÀNH TRẠNG VÀ HÌNH ẢNH NGHỆ THUẬT TỔ SƯ BỒ ĐỀ ĐẠT MA - PHẦN 1, PHẦN 2

20-05-2018

VÀI NÉT VỀ HÀNH TRẠNG VÀ HÌNH ẢNH NGHỆ THUẬT TỔ SƯ BỒ ĐỀ ĐẠT MA

Bài viết của Từ Hạnh

PHẦN 1

Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất của nhân loại được hình thành dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn, tương ứng với phần đất ở vùng tiếp giáp giữa Ấn Độ và Nepal ngày nay. Phật giáo đã tồn tại và phát triển lâu dài với nhiều tông phái khác nhau sau khi người sáng lập là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập diệt (năm 543 trước Tây lịch). Các tông phái khác nhau chủ yếu về hình thức hành trì chứ vẫn thuần “một vị giải thoát” về tư tưởng của Đức Phật thuở ban đầu. Nhìn chung, hai cách phân chia như sau:

Theo đường truyền giáo ban đầu của Phật giáo ra nước ngoài:

  • Phật giáo Nam truyền: Sri Lanka, Việt Nam, Thái Lan, Cao Miên, Lào, Myanmar…
  • Phật giáo Bắc truyền: Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản
  • Phật giáo Cận truyền: Tây Tạng, Bhutan, Mông Cổ, Việt Nam…

Theo hệ thống kinh điển và hành trì:

Phật giáo Nguyên thủy: Với Pali Tạng. Gồm các nước: Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam, Cao Miên, Lào, Myanmar… hay có thể gần đúng gọi Phật giáo Nam tông, Phật giáo tiểu thừa.

  • Phật giáo Đại thừa: Với Hán Tạng. Gồm các nước Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản… hay có thể gần đúng Phật giáo Bắc tông. Trong Phật giáo Bắc tông lại có nhiều tông: Thiền tông, Tịnh độ tông…
  • Phật giáo Chân ngôn: Với Tạng Tạng. Gồm các nước: Tây Tạng, Bhutan, Mông Cổ… hay có thể gần đúng Phật giáo Mật tông, có chia ra hai phái: Hoàng giáo và Thanh giáo.

Trong truyền thống Phật giáo Bắc tông có một vị thánh tăng rất nổi tiếng theo con đường Bắc truyền là Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma của Thiền Tông. Ngài là tổ thứ hai mươi tám của Thiền Tông Ấn Độ và được tôn xưng sơ tổ của Thiền tông Trung Hoa.

Hành trạng về Ngài được bao phủ bởi một bức màng huyền thoại mang nhiều ý nghĩa, thực thực hư hư từ trong cả thư tịch lẫn dân gian.

Các tác phẩm xưa viết về Ngài còn lưu truyền như:

  • Cao Tăng Truyện 高僧傳 của Ngài Tuệ Kiểu 慧皎 đời Lương
  • Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 景德傳燈錄 của Ngài Vĩnh An Đạo Nguyên永安道原 đời Tống
  • Bích Nham Lục 碧巖錄 của Ngài Phật Quả Viên Ngộ 佛果圓悟 đời Tống

Hình ảnh sách Cao Tăng Truyện

Hình ảnh sách Cảnh Đức Truyền Đăng Lục

Hình ảnh sách Bích Nham Lục

Qua đó, chúng ta có thể xuyên qua bức màng thi vị và huyền thoại để có một số thông tin về hành trạng của Ngài từ tác phẩm “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa”, của Thiền sư  Thích Thanh Từ soạn năm 1972 như sau:

“Ngài thuộc dòng sát-đế-lợi ở Nam Ấn, cha là Hương chí vua nước này. Vua Hương Chí sanh được ba người con trai, Ngài là vương tử thứ ba. Thuở nhỏ, Ngài đã có chí siêu việt và đặc tài hùng biện.

Nhân vua Hương Chí thỉnh Tổ Bát-nhã-đa-la (Tổ thứ hai mươi bảy) vào cung cúng dường, Ngài mới có duyên gặp Tổ. Qua cuộc nghiệm vấn về hạt châu, Tổ đã biết Ngài là người siêu quần bạt tục sẽ kế thừa Tổ vị.

Sau khi vua cha băng, Ngài quyết chí xuất gia cầu xin Tổ Bát-nhã độ làm đệ tử, Tổ hoan hỉ làm lễ thế phát và truyền giới Cụ túc. Tổ bảo Ngài:

  • Hoàng tử đối các pháp đã được thông suốt, nay nên đổi hiệu là Bồ-đề-đạt-ma. Từ đây, Ngài luôn hầu hạ bên thầy.
  • Một hôm, Tổ gọi Ngài đến truyền pháp và dặn dò:
  • Ngươi tạm giáo hóa ở nước này, sau sang Trung Hoa mới thật là nhân duyên lớn. Song, đợi ta diệt độ khoảng sáu mươi năm sau sẽ đi. Nếu ngươi đi sớm, sau e có việc không tốt.
  • Những điều kiết hung về sự giáo hóa ở Trung Hoa sau này, Ngài đều cầu xin Tổ chỉ dạy. Tổ dùng những lời sấm ký tiên đoán sự kiết hung vận số Phật pháp ở Trung Hoa, nói có hơn mười bài kệ.
  • Tổ tịch rồi, Ngài vẫn ở tại nước nhà giáo hóa. Người huynh đệ đồng sư với Ngài là Phật Đại Tiên cùng chung sức giáo hóa. Thời nhân gọi hai Ngài là “Mở hai cửa cam lồ”. Song, sau môn đồ của Phật Đại Tiên lại chia làm sáu tông:
  1. Hữu tướng
  2. Vô tướng
  3. Định tuệ
  4. Giới hạnh
  5. Vô đắc
  6. Tịch tịnh,

đua nhau truyền bá. Ngài thấy sự chia ly ấy, ngại cho chánh pháp suy vi. Vì thế, Ngài dùng phương tiện cảm hóa họ hồi đầu quay về chánh pháp.

Vua Nguyệt Tịnh băng, con vua là Thái tử Dị Kiến nối ngôi. 

Dị Kiến lên ngôi không bao lâu lại tin theo tà thuyết bài bác Phật giáo. Ngài sai đệ tử là Ba-la-đề đến cung vua để nhiếp hóa. Sau khi cải tà qui chánh, vua Dị Kiến hỏi ra mới biết Ba-la-đề là đệ tử của chú mình. Nhà vua cho người thỉnh Ngài về cung giáo hóa. 

Về cung giáo hóa một thời gian, Ngài thấy cơ duyên sang Trung Hoa đã đến, bèn đem lời huyền ký của Tổ Bát-nhã-đa-la thuật lại cho vua biết. Vua không còn lời gì dám ngăn cản, đành sắm một chiếc thuyền buôn, cho thủy thủ đưa Ngài sang Trung Hoa.

Vua và quần thần tiễn đưa Ngài ra tới cửa biển.

Ngài ở trên thuyền gần ngót ba năm, thuyền mới cặp bến Quảng Châu, nhằm đời nhà Lương niên hiệu Phổ Thông năm đầu (520 Tây lịch), ngày hai mươi mốt tháng chín năm Canh Tý. Thích sử tỉnh này ra đón tiếp Ngài, đồng thời dâng sớ về triều tâu vua Lương Võ Đế. Vua được sớ, liền sai sứ lãnh chiếu chỉ đến thỉnh Ngài về Kim Lăng (Kinh đô nhà Lương).

Vua Võ Đế hỏi:

Trẫm từ lên ngôi đến nay thường cất chùa, chép kinh, độ tăng ni, không biết bao nhiêu, vậy có công đức gì chăng?

Ngài đáp:

Đều không có công đức.

Vua lại hỏi:

Tại sao không có công đức?

Ngài đáp:

Bởi vì những việc ấy là nhân hữu lậu, chỉ có quả báo nhỏ ở cõi người cõi trời, như bóng theo hình, tuy có mà chẳng phải thật.

Vua hỏi tiếp:

Thế nào là công đức chân thật?

Ngài đáp:

Trí thanh tịnh tròn mầu, thể tự không lặng, công đức như thế chẳng do thế gian mà cầu.

Vua hỏi:

Thế nào là thánh đế nghĩa thứ nhất?

Ngài đáp:

Rỗng rang không thánh.

Vua hỏi:

Đối diện với trẫm là ai?

Ngài đáp

Không biết.

Vua Lương Võ Đế không lãnh ngộ được, lui về nghỉ. Ngài biết căn cơ chẳng hợp, tạm lưu lại đây ít hôm.

Đến ngày mười chín, Ngài bỏ vua Lương, lén sang sông qua Giang Bắc. Ngài nhập cảnh nước Ngụy đi đến Lạc Dương nhằm đời Hậu Ngụy vua Hiếu Minh Đế niên hiệu Chánh Quang năm đầu (520 Tây lịch) ngày hai mươi ba tháng mười một. Ngài dừng trụ tại hang Thiếu Thất gần chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn, trọn ngày ngồi xây mặt vào vách im lặng. Tăng chúng đều không hiểu được. Người đời gọi Ngài là “Thầy Bà-la-môn ngồi nhìn vách” (Bích quán Bà-la-môn).

Có vị tăng tên Thần Quang học thông các sách, giỏi lý diệu huyền, nghe danh Ngài tìm đến yết kiến. Thần Quang đã đủ lễ nghi mà Ngài vẫn ngồi lặng yên ngó mặt vào vách không màng đến. Quang nghĩ: “Người xưa cầu đạo chẳng tiếc thân mạng, nay ta chưa được một trong muôn phần của các ngài.” Hôm ấy, nhằm tiết mùa đông (mùng chín tháng chạp), ban đêm tuyết rơi lả tả, Thần Quang vẫn đứng yênngoài tuyết chấp tay hướng về Ngài. Đến sáng tuyết ngập lên khỏi đầu gối, mà gương mặt Thần Quang vẫn thản nhiên. Ngài thấy thế thương tình, quay ra hỏi:

Ngươi đứng suốt đêm trong tuyết, ý muốn cầu việc gì?

Thần Quang thưa:

Cúi mong Hòa thượng từ bi mở cửa cam lồ, rộng độ chúng con.

Ngài dạy:

Diệu đạo vô thượng của chư Phật, dù nhiều kiếp tinh tấn, hay làm được việc khó làm, hay nhẫn được việc khó nhẫn, còn không thể đến thay! Huống là, dùng chút công lao nhỏ này mà cầu được pháp chân thừa?

Thần Quang nghe dạy bèn lén lấy đao chặt cánh tay trái để trước Ngài để tỏ lòng thiết tha cầu đạo. Ngài biết đây là pháp khí bèn dạy:

Chư Phật lúc ban đầu cầu đạo, vì pháp quên thân, nay ngươi chặt cánh tay để trước ta, tâm cầu đạo như vậy cũng khá.

Thần Quang thưa:

Pháp ấn của chư Phật con có thể được nghe chăng?

Ngài dạy:

Pháp ấn của chư Phật không phải từ người khác mà được.

Thần Quang thưa:

Tâm con chưa an, xin Thầy dạy pháp an tâm.

Ngài dạy:

Ngươi đem tâm ra đây, ta an cho.

Thần Quang thưa:

Con tìm tâm không thể được.

Ngài dạy:

Ta đã an tâm cho ngươi rồi!

Thần Quang nhân đây được khế ngộ. Ngài liền đổi tên Thần Quang là Huệ Khả. Từ đây kẻ tăng người tục đua nhau đến yết kiến Ngài, tiếng tăm vang dậy. Vua Hiếu Minh Đế nước Ngụy sai sứ ba phen thỉnh Ngài, Ngài đều từ chối. Nhà vua càng kính trọng, sai sứ đem lễ vật đến cúng dường: một cây tích trượng, hai y kim tuyến, bình bát, v.v... Ngài từ khước nhiều lần, nhưng nhà vua cố quyết cúng dường, rốt cuộc Ngài phải nhận.

Mở cửa phương tiện, Ngài có dùng bốn hạnh để giáo hóa môn đồ:

  • Báo oán hạnh
  • Tùy duyên hạnh
  • Vô sở cầu hạnh
  • Xứng pháp hạnh

Ở Trung Hoa gần chín năm, Ngài thấy cơ duyên đã đến, liền gọi đồ chúng hỏi:
Giờ ta trở về sắp đến. Các ngươi mỗi người nên nói chỗ sở đắc của mình.

Đạo Phó ra thưa:

Theo chỗ thấy của con, chẳng chấp văn tự, chẳng lìa văn tự, đây là dụng của đạo.

Ngài bảo:

Ngươi được phần da của ta.

Bà ni Tổng Trì ra thưa:

Nay chỗ hiểu của con, như Tổ A-nan thấy nước Phật A-súc, chỉ thấy một lần, không còn thấy lại.

Ngài bảo:

Ngươi được phần thịt của ta.

Đạo Dục ra thưa:

Bốn đại vốn không, năm ấm chẳng có, chỗ thấy của con không một pháp có thể được.

Ngài bảo:

Ngươi được phần xương của ta.

Đến Huệ Khả bước ra đảnh lễ Ngài, rồi lui lại đứng yên lặng.

Ngài bảo:

Ngươi được phần tủy của ta.

Ngài gọi Huệ Khả đến dặn dò:

Xưa Như Lai đem đại pháp nhãn tạng trao cho Tổ Ca-diếp, lần lượt truyền đến ta. Nay ta đem trao lại cho ngươi, ngươi phải truyền trao không để dứt mất. Cùng trao cho ngươi y Tăng-già-lê và bát báu, để làm pháp tín. Mỗi thứ tiêu biểu cho mỗi việc, ngươi nên biết.

Huệ Khả thưa:

Xin Thầy từ bi chỉ dạy mọi việc.

Ngài dạy:

Trong truyền tâm ấn để khế hợp chỗ tâm chứng, ngoài trao ca-sa để định tông chỉ. Đời sau có nhiều người cạnh tranh nghi ngờ, họ nói “Ta là người Ấn, ngươi là người Hoa, căn cứ vào đâu mà được pháp, lấy cái gì để minh chứng?” Ngươi gìn giữ pháp y này, nếu gặp tai nạn, ngươi đem ra làm biểu tín, thì sự giáo hóa không bị trở ngại. Hai trăm năm sau khi ta diệt độ, y bát này dừng lại không truyền, vì lúc đó, Phật pháp rất thạnh hành. Chính khi ấy, người biết đạo thật nhiều, người hành đạo quá ít, người nói lý thì nhiều, người ngộ lý thì ít. Tuy nhiên, người thầm thông lặng chứng có hơn ngàn vạn. Ngươi gắng xiển dương, chớ khinh người chưa ngộ. Nghe ta nói kệ:

Ngô bản lai tư độ,

Truyền pháp cứu mê tình.

Nhất hoa khai ngũ diệp,

Kết quả tự nhiên thành.

Dịch:
Ta sang đến cõi này,

Truyền pháp cứu mê tình.

Một hoa nở năm cánh,

Nụ trái tự nhiên thành.

Ngài lại bảo:

Ta có bộ kinh Lăng-già bốn quyển, là Phật nói tột pháp yếu, cũng giúp cho chúng sanh mở, bày, ngộ, nhập kho Tri kiến Phật, nay ta trao luôn cho ngươi. Ta từ Nam Ấn sang đây đã năm phen bị thuốc độc mà không chết, vì thấy xứ này tuy có khí Đại thừa mà chưa ứng hợp, nên ta lặng lẽ ngồi lâu chờ đợi. Nay đã truyền trao xong, đã có thủy ắt phải có chung vậy.

Xong rồi, Ngài cùng đồ chúng đi đến Võ môn ở chùa Thiên Thánh dừng lại ba hôm. Quan thái thú thành này tên Dương Huyễn Chi là người sùng mộ Phật pháp. Nghe tin Ngài đến, liền tới đảnh lễ. Ông hỏi:

Thầy ở Ấn Độ được kế thừa làm Tổ, vậy thế nào là Tổ, xin Thầy dạy cho?
Ngài đáp:

Rõ được tâm tông của Phật, không lầm một mảy, hạnh và giải hợp nhau, gọi đó là Tổ.

Huyễn Chi lại hỏi tiếp

Chỉ một nghĩa này hay còn nghĩa nào khác?

Ngài đáp:

Cần rõ tâm người, biết rành xưa nay, chẳng chán có không, cũng chẳng cố chấp, chẳng hiền chẳng ngu, không mê không ngộ. Nếu hay hiểu như thế, cũng gọi là Tổ.

Huyễn Chi lại thưa:

Đệ tử vì bị nghiệp thế tục, ít gặp được tri thức, trí nhỏ bị che lấp không thể thấy đạo. Cúi xin Thầy chỉ dạy, con phải noi theo đạo quả nào? dùng tâm gì được gần với Phật, Tổ?

Ngài vì ông nói kệ:

Diệc bất đổ ác nhi sanh hiềm,

Diệc bất quán thiện nhi cần thố,

Diệc bất xả trí nhi cận ngu,

Diệc bất phao mê nhi tựu ngộ.

Đạt đại đạo hề quá lượng,

Thông Phật tâm hề xuất độ,

Bất dữ phàm thánh đồng triền,

Siêu nhiên danh chi viết Tổ.

Dịch:
Cũng đừng thấy dữ mà sanh chê,

Cũng đừng thấy lành mà ái mộ,

Cũng đừng bỏ trí mà gần ngu,

Cũng đừng ném mê mà về ngộ.

Đạt đạo lớn chừ quá lượng,

Thông Phật tâm chừ vô kể,

Chẳng cùng phàm thánh đồng vai,

Vượt lên, gọi đó là Tổ.

Huyễn Chi nghe dạy hoan hỉ đảnh lễ, lại thưa:

Xin Thầy chớ vội tạ thế, để làm phước lợi cho quần sanh. 

Ngài bảo:

Đời mạt pháp, kẻ tệ ác quá nhiều, dù ta còn ở lâu e chẳng lợi ích, mà thêm tai nạn, làm tăng trưởng tội ác cho người.

Từ Thầy đến đây ai thường hại Thầy, xin Thầy chỉ họ, con sẽ sắp xếp.

Nói ra ắt có tổn hại, ta nên đi vậy. Đâu cam hại người để mình được vui.

Huyễn Chi nài nỉ thưa:

Con không hại người, chỉ muốn biết đó thôi.

Ngài bất đắc dĩ nói bài kệ:

Giang tra phân ngọc lãng,

Quản cự khai kim tỏa.

Ngũ khẩu tương cộng hành,

Cửu thập vô bỉ ngã.

Dịch:

Thuyền con rẽ sóng ngọc,

Đuốc soi mở khóa vàng.

Năm miệng đồng cùng đi,

Chín, mười không ta người.

Huyễn Chi nghe rồi ghi nhớ, đảnh lễ Ngài lui ra.

Ở đây đúng ba hôm, Ngài ngồi an nhiên thị tịch. Hôm ấy là ngày mùng chín tháng mười năm Bính Thìn, nhằm niên hiệu Đại Thông năm thứ hai nhà Lương (529 Tây lịch). Đến ngày mười tám tháng chạp năm này, làm lễ đưa nhục thân của Ngài nhập tháp tại chùa Định Lâm, núi Hùng Nhĩ.

Sau, vua Hậu Ngụy sai Tống Vân đi sứ Ấn Độ về, gặp Ngài tại núi Thông Lãnh, thấy Ngài tay xách một chiếc dép, một mình đi nhanh như bay. Tống Vân hỏi:

Thầy đi đâu?

Ngài đáp:

Về Ấn Độ.

Ngài lại nói thêm:

Chủ ông đã chán đời rồi.

Tống Vân ngẩn ngơ, từ giã Ngài về triều. Đến triều thì vua Minh Đế đã băng. Hiếu Trang Đế lên ngôi. Ông đem việc ấy tâu lại, Vua ra lệnh mở cửa tháp giở quan tài ra, quả nhiên là quan tài không, chỉ còn một chiếc dép. Vua sắc đưa chiếc dép về thờ ở chùa Thiếu Lâm. Đến đời Đường niên hiệu Khai Nguyên năm thứ mười lăm (728 Tây lịch) môn đồ lại dời chiếc dép về thờ ở chùa Hoa Nghiêm.
Vua phong Ngài hiệu Viên Giác thiền sư, tháp hiệu Không Quán.

Tập Thiếu Thất Lục Môn nói là tác phẩm của Ngài.”

(Vui lòng xem tiếp phần 2)

PHẦN 2

 

Tổ Bồ Đề Đạt Ma có sự ảnh hưởng rất lớn đối với Thiền Tông Đông Độ, Ngài được tôn là Sơ Tổ của Thiền Tông Trung Hoa. Các nước có tín ngưỡng Phật giáo Bắc truyền như: Trung Hoa, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản…còn lưu giữ nhiều truyền thuyết cũng như hình ảnh tín ngưỡng và nghệ thuật gắn liền với các truyền thuyết đó về Ngài mà nổi tiếng và phổ biến nhất truyền thuyết sau:

        1. Nhất vĩ độ giang – Mượn một cành lau để qua sông

Tác phẩm Nhất vĩ độ giang - Thời Minh - Thiên Khải

Sau khi Ngài hội kiến cùng Lương Vũ Đế. Sau sáu câu đối thoại nhưng chưa truyền được yếu chỉ thiền cho nhà vua. Ngài rời Nam Lương để sang Bắc Ngụy. Khi qua song Dương Tử. Vì không thể sang sông bằng thuyền, Ngài đã thả một cành lau xuống dòng sông để đứng lên đó mà vượt sông. Có người thấy được nên đã truyền tụng đến ngày nay.

         2.  Cửu niên diện bích – Chín năm đối vách hang Thiếu Thất

Đạt Ma Động (Hang Thiếu Thất) - Nơi Ngài diện bích chín năm

Tranh đề tài Cửu niên diện bích - Đời Tống 

Khi đến Bắc Ngụy, Ngài lên núi Tung Sơn vào hang Thiếu Thất gần chùa Thiếu Lâm. Ngài ngồi thiền đối mặt với vách hang đá, bất động suốt chín năm nên Ngài còn được gọi là Bích quán Bà La Môn. Sau một thời gian mưa gió, phong sương thổi vào hang từ phía lưng Ngài vào vách đá, làm cho vách đá bị bào mòn xung quanh phần ngoài bóng Ngài che đi nên trên vách đá lộ ra bóng Ngài như được điêu khắc. Dân gian loan truyền, Hiếu Minh Đế (Bắc Ngụy) cho người đến xem, thấy đúng như vậy nên mời Ngài về Kinh. Nhưng Ngài không lay động, sau nhiều lần mời với nhiều lễ vật nhưng không được nên ra lệnh cho quan quân khiêng Ngài đi rồi dùng dây thừng – sức ngựa kéo Ngài và cuối cùng vẫn không được vì Ngài như dính liền với nền đá của hang. Từ đó, dân gian gọi Ngài là Bất Đảo Ông có nghĩa là Ông già không thể xoay chuyển.

          3. Chích lý quy Tây – Quải một chiếc hài trở về Tây

Tranh đề tài Chích lý quy Tây - Thời Dân Quốc

Ngài ngồi an nhiên thị tịch ngày mùng chín tháng mười năm Bính Thìn, nhằm niên hiệu Đại Thông năm thứ hai nhà Lương (529 Tây lịch). Đến ngày mười tám tháng chạp năm này, làm lễ đưa nhục thân của Ngài nhập tháp tại chùa Định Lâm, núi Hùng Nhĩ.

Sau, vua Hậu Ngụy sai Tống Vân đi sứ Ấn Độ về, gặp Ngài tại núi Thông Lãnh, thấy Ngài tay xách một chiếc dép, một mình đi nhanh như bay. Tống Vân hỏi:

Thầy đi đâu?

Ngài đáp:

Về Ấn Độ.

Ngài lại nói thêm:

Chủ ông đã chán đời rồi.

Tống Vân ngẩn ngơ, từ giã Ngài về triều. Đến triều thì vua Minh Đế đã băng. Hiếu Trang Đế lên ngôi. Ông đem việc ấy tâu lại, Vua ra lệnh mở cửa tháp giở quan tài ra, quả nhiên là quan tài không, chỉ còn một chiếc dép. Vua sắc đưa chiếc dép về thờ ở chùa Thiếu Lâm. Đến đời Đường niên hiệu Khai Nguyên năm thứ mười lăm (728 Tây lịch) môn đồ lại dời chiếc dép về thờ ở chùa Hoa Nghiêm.

Lại tương truyền rằng:

"Sau khi vua Hiếu Trang (con vua Hiếu Minh Đế - Bắc Ngụy) nghe Tống Vân thuật lại việc gặp mặt Ngài, tại núi Thống Lãnh, vua liền chỉ thị Tống Vân, hợp cùng một số đại sư Thiếu Lâm Tự, để diễn tả lại các chi tiết về hình ảnh diện mạo của Ngài, cho mười tám nhà danh họa chân dung vẽ lại.

Theo sự diễn tả này, Ngài có một thân hình cao lớn vạm vỡ, tướng đi đứng khoan thai lẹ làng. Lần đầu tiên, xuất hiện ở bờ biển Trung Hoa, tổ mặc y phục màu vàng theo lối Ấn Độ. Về sau, Ngài hay dùng áo tràng kiểu Trung Hoa, đặc biệt, đầu thường phủ một chiếc khăn để che sương gió. Râu, tóc, lông ngực, lông tay của Ngài mọc tự do, dầy đặc dị thường. Chân trái có đeo chiếc vòng bạc, được gắn với bốn chiếc chuông vàng nhỏ, tạo nên tiếng ngân vang, trong mỗi bước chân. Hai tay luôn đeo chiếc vòng từ ngọc lớn rộng như miệng chén. Mũi của Ngài to lớn như chiếc mũi sư tử, miệng hay mím chặt, tạo thành một đường cong, ẩn sau vùng râu rậm. Ngài bị gãy mất hai chiếc răng cửa. Đặc biệt nhất là đôi mắt, đa số người Ấn Độ đều có đôi mắt với tròng nâu hoặc đen, bên trong có hình xoắn ốc, trái lại, mắt Ngài có màu xanh lỏ, to và có vẻ sâu thẳm như hư vô, không đáy. Đôi mắt đó thường nhìn trừng trừng như đứng tròng bất động. Nhìn ai giống như có một mãnh lực vô hình, khiến người ta xao xuyến, khiếp sợ.

Sau nửa tháng, mười tám bức chân dung đặc biệt về Ngài được hoàn thành rất đẹp, trong nhiều tư thế khác nhau như đi, đứng hoặc ngồi. Mỗi họa sĩ tùy theo sở thích và khám phá của mình mà vẽ nên: Ngài vẫn vác chiếc gậy, có treo một chiếc dép, vai mang túi bụi đời, như lần cuối cùng Tống Vân gặp trên núi Thống Lãnh, nhưng chân không đạp lên cành lau, vượt sông Dương Tử, vào một chiều vắng bóng đò ngang độ khách. Có bức vẽ tổ đứng sừng sững, trên hòn đá bên một gốc lão tùng cằn cỗi.

Có bức vẽ Ngài ngồi nhìn vách đá Trấn Võ Động (Hang Thiếu Thất), theo tích "Cửu Niên Diện Bích Tham Thiền". Có bức vẽ Ngài nhìn thẳng trực diện, đôi mắt trợn trừng trừng, nhìn thẳng vào người đối diện, đứng ở góc cạnh nào xem, đều thấy Ngài nhìn theo. Có bức hình thấy Ngài chìm trong mưa tuyết, đôi mắt nhìn vào hư vô. Mỗi bức chân dung là một tuyệt tác danh họa nhưng Tống Vân cảm thấy thiếu một cài gì, không bao giờ vẽ được. Mười tám bức họa như mười tám xác không hồn, bất động, tuy vẽ Bồ Đề Đạt Ma, nhưng không phải Bồ Đề Đạt Ma. Không ai có thể vẽ Ngài trên giấy mực. Nếu có chăng? Bóng dáng của Ngài chỉ thành hình được theo tâm hồn tưởng tượng của mỗi người. Mười tám bức danh họa này được xem là quốc bảo."

Từ đó về sau, hình tượng của Ngài là nguồn cảm xúc bất tận cho biết bao thế hệ nghệ sỹ tài hoa trải qua các triều đại từ xưa đến nay ở nhiều nước thể hiện bằng nhiều chất liệu khác nhau. Khi nhìn qua được một số tác phẩm đó, bất giác chúng ta tự hỏi: Phải chăng các nghệ nhân đang vẽ, đang khắc, đang tạc…chính bóng dáng của Ngài trong trái tim hướng Phật của mình?!

Chất liệu tạo nên các tác phẩm đó vô cùng đa dạng. Từ những chất liệu phổ biến như giấy (tranh), gỗ, tre, đá, đồng, gốm, sứ, ngà voi…đến các chất liệu cao cấp như vương mộc tử đàn, Hòa Điền bạch ngọc…Hay độc đáo hơn là sự kết hợp hai hay nhiều chất liệu trên một tác phẩm. Những tác phẩm đó, một phần phản ánh mức độ tài hoa của nghệ nhân và một phần nói lên địa vị xã hội của người sở hữu, nhưng tựu trung lại là sự cuốn hút của Ngài với những trái tim đồng điệu nhạy cảm hay đó cũng chính là lòng tôn kính trí tuệ siêu việt và công đức to lớn của Ngài của muôn nghìn hậu thế.

Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma - ngọc Hòa Điền - Bộ tập Trang Hiếu Cổ

Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma - ngọc Hòa Điền kết hợp gỗ tử đàn - Bộ tập Trang Hiếu Cổ

Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma - ngọc Hòa Điền kết hợp gỗ tử đàn - Bộ tập Trang Hiếu Cổ

Với tấm lòng kính Phật mộ Thiền, nhờ duyên lành, phước hậu, Trang Hiếu Cổ sưu tập được một số tác phẩm về Ngài bằng các chất liệu khá đặc biệt như: ngọc Hòa Điền, gỗ tử đàn kết hợp với ngọc Hòa Điền với hay tư thế ngồi và đứng. Sau những vất vả với bộn bề lo toan của cuộc sống, mỗi khi ngắm nhìn các tôn tượng của Ngài thấy lòng lắng lại, “vết thù trên lưng” con “ngựa hoang” này chỉ còn là những “vết hằn” tạc khắc lại những “lưu bút ngày xanh”…Ngài thả một cành lau để qua sông lớn…Phải chăng với bậc thượng căn, thượng trí chỉ một tấm thân gió bụi đã đủ để đi “đến bờ kia”? Ta là ai? Ta từ đâu đến? Ta đi về đâu?...sẽ là công án của muôn đời. Với kẻ phàm phu tục tử này, được một phút lắng lòng chiêm ngưỡng tôn tượng Ngài cũng đủ một thoáng an lạc giữa cuồng phong thế sự…

 


COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat