Thành phố | Loại vàng | Giá bán | Giá mua |
MỘT CÁCH NHÌN VỀ VUA MINH MẠNG
QUA BỘ TRÀ SỨ KÝ KIỂU TÍCH NGƯU LANG CHỨC NỮ
Bài viết của Nam Quân
Các sử gia phác họa nhân vật của mình qua sự kiện trọng yếu có liên quan vận mệnh nước nhà hay ảnh hưởng đến sự phát triển của một giai đoạn lịch sử bằng chính nhân sinh quan, thế giới quan và phương pháp luận của chính họ. Các thế hế sau lại làm việc trên cung cách đó mà đôi khi còn bị ảnh hưởng, tác động từ quan điểm được cho là chính thống đương thời làm cho hình ảnh , tính cách, tư tưởng thật sự của nhiều danh nhân trong lịch sử nước nhà trở nên không chân thật thậm chí khác hẳn. Chúng tôi không phải là sử gia hay nhà nghiên cứu nhưng chúng tôi có điều kiện được tiếp xúc các hiện vật có liên quan đến một số nhân vật lịch sử. Vượt lên mặc cảm những hiểu biết hạn chế của mình, chúng tôi góp vào những thông tin liên quan để phần nào giúp các thân hữu xung quanh có thêm những tư liệu về những nhân vật lịch sử.
Cách nay không lâu, chúng tôi có duyên lành được thưởng ngoạn bộ chén trà sứ ký kiểu xanh trắng “một tống ba quân”, hiệu đề 美玉 – Mỹ Ngọc, vẽ tích Ngưu Lang – Chức Nữ. Bộ trà có dáng vững chãi mà thanh bai, thai chỉnh chu mà thanh nhã, cốt bạch đôn tử trắng bóng, họa pháp tài hoa, nét bút đậm đà mà không nặng nề, chi tiết mà không rối rắm, men lam xanh thẩm trên nền sứ trắng nõn nà,…xứng đáng là đồ sứ thượng phẩm của trấn Cảnh Đức nửa đầu thế kỷ 19. Từ các yếu tố trên, chúng ta dễ nhận biết đây là dòng đồ ký kiểu thời Nguyễn Thánh Tổ – Minh Mạng.
Tuy nhân xét như thế song chúng tôi vẫn còn chút băn khoăn. Bởi vì, theo những tính chất lý tính thì đây là đồ sứ ký kiểu thời vua Minh Mạng đồng nghĩa việc từ kiểu dáng, đến tuồng tích là theo ý chỉ của Ngài mà tích này có vẽ không hợp với những gì mà các sử gia đã phác họa và nhận xét về tính cách và tư tưởng của Ngài. Chúng tôi tiếp tục tìm hiểu thì mới phát hiện một góc nhìn khác về vấn đề này.
Chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ là một câu chuyện dân gian khá phổ biến ở các nước Đông và Đông Nam Châu Á, ở mỗi nơi có chút ít thay đổi mang tính địa phương. Chúng tôi xin lược kể lại câu chuyện theo người Việt:
Ngưu Lang (chàng Ngưu hay chàng chăn trâu), được sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Chàng có hai anh, em. Sau khi bố mẹ qua đời. Anh và chị dâu của chàng đã lấy hết những gì có thể, đuổi chàng ra khỏi nhà chỉ với một con trâu già yếu gần chết. Chàng vui vẻ nhận không hề phàn nàn. Bằng sự tình thương và sự chăm sóc chu đáo, con trâu già của Chàng đã trở nên khỏe mạnh, to lớn. Để trả ơn chàng, trâu đã giúp chàng gặp Chức Nữ (nàng Chức hay cô gái dệt lụa). Chức nữ là con gái của Thiên đế và thiên hậu. Hai người nên duyên chồng, vợ xây dựng mái ấm tại nhân gian với hai đứa con xinh xắn trong một mái nhà tranh. Cho đến khi Thiên hậu phát hiện và không đồng ý mối tình tiên – tục này theo Thiên luật nên đã bắt Chức nữ về tiên giới. Phải xa chồng con, Chức nữ đau buồn khóc suốt, Thiên đế chạnh lòng bảo Thiên hậu cho Nàng và chồng con mỗi năm gặp nhau một lần qua cầu ô thước (cầu quạ) vào ngày mồng 7 tháng 7.
Vua Minh Mạng là một người mạnh mẻ, cứng rắn, nghiêm túc,…xây dựng nhà nước trên nền tảng tư tưởng pháp trị, vận hành theo cơ chế pháp quyền nên một câu chuyện tình cảm khá bi đát và có vẻ chống đối “thiên điều” thì có vẻ không phù hợp với tính cách và tư tưởng của Ngài. Nhưng khi biết về đời tư của Ngài:
Sau một thời gian tìm hiểu, chúng tôi mới phát hiện rằng có thể vua Minh Mạng nhìn câu chuyện này với nhiều tầng ý nghĩa khác nhau khi Ngài cho ký kiểu tích này trên bộ trà.
"Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh buốt xương khô,
Não người thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng”
để rồi “Lòng nào mà chẳng thiết tha”. Tình cảnh ấy khác chi Chàng Ngưu chuyện cũ…
Âm nhạc tinh trần hòa kỳ tâm dĩ dưỡng kỳ chí
Nghiên xuy tề hiến thủ kỳ thị nhi giới kỳ phi
Dịch nghĩa:
Âm nhạc cùng phô bày, hoà lòng người để nuôi dưỡng chí khí
Thiện ác đồng trình diện, khiến giữ được cái tốt (cái đúng) mà giới hạn cái xấu (cái sai).
Câu chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ có những điểm sáng nào?
Qua một số phân tích trên ta thấy những giá trị thực tế của tác phẩm này đã vượt lên là một tác phẩm kể về một chuyện tình bi đát bên cạnh giải thích một số hiện tượng tự nhiên trong tháng bảy mà là một tác phẩm mang những giá trị nhân văn sâu sắc trong quan điểm nhân sinh của Tổ tiên mình . Mặt khác, nó đã nói lên phần nào một góc khác trong tâm tư, tình cảm của một vị Hoàng đế nước Việt Nam thời quân chủ võ công đủ hùng bá phương Nam, cai trị đủ làm khuôn thước cho hậu thế mà cũng chan chứa tình yêu người thân, gia đình, nhân dân và vạn hữu. Ngài đã rất tinh tế khi đưa câu chuyện dân gian này lên đồ trà ký kiểu. Hôm nay, khi mỗi độ đầu thu, mưa ngâu rơi rả rích, ngắm bộ chén này mà miên man về một chốn xa xăm,… lòng không khỏi chạnh lòng mà tự hỏi phải chăng đây là một tác phẩm đã được đông khô từ nước mắt của bậc quân vương khóc cho người vợ trẻ?