CẶP ỐNG BÚT KÝ KIỂU SỨ XANH TRẮNG NHẤT THI NHẤT HỌA ĐỀ TÀI THẠCH TRÚC - TRIỀU MINH MỆNH - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

CẶP ỐNG BÚT KÝ KIỂU SỨ XANH TRẮNG NHẤT THI NHẤT HỌA ĐỀ TÀI THẠCH TRÚC - TRIỀU MINH MỆNH - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

CẶP ỐNG BÚT KÝ KIỂU SỨ XANH TRẮNG NHẤT THI NHẤT HỌA ĐỀ TÀI THẠCH TRÚC - TRIỀU MINH MỆNH - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

CẶP ỐNG BÚT KÝ KIỂU SỨ XANH TRẮNG NHẤT THI NHẤT HỌA ĐỀ TÀI THẠCH TRÚC - TRIỀU MINH MỆNH - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

CẶP ỐNG BÚT KÝ KIỂU SỨ XANH TRẮNG NHẤT THI NHẤT HỌA ĐỀ TÀI THẠCH TRÚC - TRIỀU MINH MỆNH - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
CẶP ỐNG BÚT KÝ KIỂU SỨ XANH TRẮNG NHẤT THI NHẤT HỌA ĐỀ TÀI THẠCH TRÚC - TRIỀU MINH MỆNH - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua
Chi tiết sản phẩm

CẶP ỐNG BÚT KÝ KIỂU SỨ XANH TRẮNG NHẤT THI NHẤT HỌA ĐỀ TÀI THẠCH TRÚC - TRIỀU MINH MỆNH

Danh mục: Vietnam Custom-Made Porcelains - Đồ sứ ký kiểu - 越南文物 - 寄矫陶瓷器

TẢN MẠN VỀ ỐNG BÚT NHÃ NGOẠN HOÀNG TRIỀU MINH MẠNG

Bài viết của Từ Hạnh

Năm 2009, Tôi có duyên lành được Lão cư sĩ Trần Nhật Cao đề tặng quyển Thưởng ngoạn đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn. Vốn là người yêu thích những vật dụng chốn thư phòng – Thư phòng nhã ngoạn – 書房雅玩 – Scholar objects, tôi rất thích chiếc ống bút tạo dáng quyển sách vẽ trúc và đá cảnh – Thạch trúc – 石竹 – Onament stone and bamboo. Khi sang hầu trà Lão cư sĩ, xin phép được xem và một thời gian ngắn sau thì được biết hiện vật đã về người đa phúc, hữu duyên rồi…

Ống bút ấy được tạo dáng rất cầu kỳ mà tinh tế, họa pháp tài hoa, âm dương nhuần nhuyễn, thư pháp thể triện chuẩn mực, điểm xuyết hai dấu triện hình vuông “雅” – nhã và hình tròn “玩” làm cho thêm phần kỳ mỹ,…Và hơn hết, chính là nội dung câu thơ đề trên đó:

未出地時先有節

Âm cổ:

Vị xuất địa thời tiên hữu tiết

Nghĩa:

Chưa lên khỏi đất đã có đốt trước.

Câu thơ trên gần giống với câu thơ trong bài 詠竹 – Vịnh  Trúc của Nhà thơ 徐庭筠 – Từ  Đình Quân, Đại Tống, khác nhau chữ thứ 3 là “地”–  địa và 土 – thổ.

Rồi mới nhớ lại, Hòa thượng Trí Quảng có kể lại Ngài từng được Hòa thượng Trí Thủ dạy “lên vị trí càng cao phải sống theo tâm người quân tử” như cây trúc:

Vị xuất địa thời tiên hữu tiết

Đáo lăng vân xứ cánh hư tâm

Hư tâm trúc hữu khuynh đầu diệp

Ngạo cốt mai vô ngưỡng diện hoa

Nghĩa:

Chưa lên khỏi đất đà mang đốt

Đến tận mây xanh tâm rỗng không

Tâm rỗng lá nghiêng luôn hướng xuống

Trời đông mai nở chỉ hoa nghiêng.

Bài thơ trên xem chừng như rất bình thường nhưng hàm chứa những ý nghĩa giáo dục nhân cách vô cùng to lớn.

Vị xuất địa thời tiên hữu tiết

Cây trúc khi chưa mọc lên khỏi mặt đất còn là chồi măng đã có từng đốt, từng lóng. Muốn làm bậc quân tử khi chưa nổi danh phải không ngừng học tập, rèn luyện lối sống có khuôn phép và tiết tháo, tức vun bồi đạo đức để làm hành trang cho một tương lai tốt đẹp. Lúc trẻ mà sống buông lung thì mai sau khó thành tựu được sự nghiệp, đã mất uy tín, thiếu phẩm hạnh dù có tài, người ta cũng không dám sử dụng mà nếu sử dụng thì cũng chẳng đi đến đâu cả.

Đáo lăng vân xứ cánh hư tâm

Cây trúc lên cao thì rỗng ruột, tâm của người quân tử càng lớn tuổi, càng ở địa vị cao thì phải khoan dung, rộng lượng, không chấp. Khi tâm luôn rộng mở thì sẽ đồng cảm được cùng vạn hữu bao la.

Hư tâm trúc hữu khuynh đầu diệp

Lá của cây trúc mũi lá luôn hướng xuống, người quân tử ở vị trí càng cao càng phải nhìn xuống để lắng nghe tâm tư, tình cảm của người dưới mình. Tuy rỗng, nhưng tâm người quân tử phải thấy được mọi nguyện vọng của đại chúng ở vị trí thấp hơn mình.

Ngạo cốt mai vô ngưỡng diện hoa

Vào mùa đông giá buốt, chỉ có hoa mai nở được, nhưng hoa không ngửa mặt lên trời mà hoa nhìn sang một bên. Người quân tử phải giữ phẩm hạnh và đóng góp cho đời dù trong hoàn cảnh khó khăn khắc nghiệt. Khi không có điều kiện trực tiếp hoạt động vì cuộc sống thì cũng làm những gì tích cực cho cuộc sống một các gián tiếp.

Chúng tôi tự hỏi vì sao ống bút không thể hiện cả bài thơ mà chỉ đề câu đầu tiên? Bên ngoài những lý do thẩm mỹ phải chăng đây là chiếc ống bút mà vua Minh Mạng tặng hoặc để tại lầu Ký Ân – nhà học của hoàng tử Miên Tông mà sau này vua Thiệu Trị để hướng hoàng tử học làm người quân tử chăng?

Khi đọc Đại Nam Liệt Truyện được biết, Nhân Tuyên Từ Khánh Thượng Thọ Thái Hoàng Thái Hậu (仁宣慈慶福壽康寧太皇太后) dạo chơi vườn Thường Mậu, lên lầu Ký Ân, xa có thể trông thấy ruộng tịch điền, Bà quay qua Thiệu Trị mà nói câu đại ý: Đức Thánh Tổ Nhân hoàng đế (tức Minh Mạng) quả là người cha yêu con. Khi xây dựng lầu này, cốt là sợ cái sự xa hoa mà làm hư mất Hoàng đế (chỉ Thiệu Trị), không biết lo cho dân, thương nhà nông. Xây dựng lầu này trước cung của Hoàng đế, cốt là nhắc nhở cái ruộng tịch điền còn đó, biết cái khó nhọc của muôn dân; đừng có mà bắt chước xây vườn tược, cung điện, thực không phải là chí của người trước vậy.

Qua đó, chúng tôi nhận thấy vua Minh Mạng rất khéo dạy con và thực tế chứng minh những hoàng tử của Ngài sau này rất nhiều người tài giỏi như: Tùng Thiện Vương – Miên Thẩm, Tuy Lý Vương – Miên Trinh, Thọ Xuân Vương – Miên Định, Hoằng Hóa Quận Vương – Miên Triện, Hoài Đức Quận Vương – Miên Lâm, Quy Đức Công Chúa – Vĩnh Trinh (tức nữ sĩ Nguyệt Đình), Lại Đức Công Chúa – Trinh Thận (tức nữ sĩ Mai Am),…Những giá trị trong bài học này không chỉ có ý nghĩa với các con chúa Ngài mà vẫn giữ nguyên giá trị giáo dục nhân cách cho hậu thế hôm nay và mai sau.

 

 

 

COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat