Thành phố | Loại vàng | Giá bán | Giá mua |
ĐỀ TÀI CÚC ĐIỂU TRÊN ĐỒ SỨ KÝ KIỂU LÊ-TRỊNH越南 青花开光花鸟纹缸
Trên vành miêng ang sứ vẽ băng mai.Họa tiết hoa mai có 5 cánh tượng trưng cho ngũ phúc, hợp âm dương ngũ hành Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ. Đây là loài cây đại biểu cho tinh thần của người quân tử. Bởi vậy hoa mai được xem là biểu tượng của sự tốt lành.
Phần cổ ang được trang trí hồi văn chữ công và hồi văn rồng cách điệu.Phía dưới thân vẽ đề tài Liên-Phượng
-Ý nghĩa hoa sen trong Phật giáo thể hiện sự tinh khiết, thức tỉnh và trung thành bởi vì nó mọc lên từ những vùng nước bùn lầy, hôi bẩn song lại giữ được bản thân hoàn toàn trong sạch.
-Chim Phượng Hoàng lửa có khả năng tái sinh vậy nên hình ảnh chim Phượng mang biểu tượng của cái đẹp vĩnh cửu. Loài chim thần thánh này tự chữa lành vết thương của mình và có thể chữa lành vết thương của người khác nên là biểu tượng của quyền uy và thánh thần.
Chim Phượng Hoàng xuất hiện trong thời kỳ thái bình và thịnh vượng gắn với sự tái sinh từ đống tro tàn, Chính vì thế chim Phượng Hoàng còn là biểu tượng của thịnh vượng.
Trong văn hóa Việt Nam, chim phượng là một hình ảnh mang tính biểu tượng đặc biệt. Phượng là một trong tứ linh: Long – Lân – Quy – Phụng.
Hình ảnh chim phượng hoàng được trang trí sớm nhất từ thời Đinh và Tiền Lê. Chúng xuất hiện trên những viên gạch nền vuông to của thời Đinh – Tiền Lê.
Đến thời Lý, chim phượng hoàng là biểu trưng riêng cho hoàng hậu và nữ giới quý tộc nói chung. Hình ảnh Phượng hoàng xuất hiện nhiều nhất có chân dài như chân hạc, chân trái đứng thẳng trên đài sen với những ngón dài, móng sắc. Còn chân phải thì đang co lên theo nhịp điệu của điệu múa. Đuôi gồm nhiều tua lông kết thành chùm.
Thời Trần hoa văn hình phượng được tiếp tục chạm trang trí rộng rãi với nhiều ý nghĩa phong phú. Sang thời Lê sơ chúng tại lại gặp một số hình phượng trên bia đá và một hình phượng trên bình gốm.
Trải qua chiều dài lịch sử, hình tượng chim phượng hoàng có sức sống mãnh liệt trong đời sống văn hóa của nước nhà, trở thành đề tài quen thuộc trong kiến trúc, điêu khắc và trang trí truyền thống của dân tộc.
-Chính giữa thân ang được bổ ô thành bốn phần,bên trong trang trí đề tài hoa điểu(hoa cúc-chim khổng tước).
-Phần dưới chân ang được trang trí hoa cúc đại đóa.
Hoa cúc có thể nói là vương giả chi hoa (một loại hoa dành cho các bậc vương giả), luôn gắn liền mật thiết với dòng chảy của văn hóa và lịch sử ở nước ta, trong khi hoa sen chủ yếu được sử dụng cho vấn đề tâm linh trong đạo Phật. Nhưng nhìn chung về các loại hoa, thì vượt lên tất cả có lẽ là hoa sen và cúc, bởi hoa sen là biểu tượng cho sự tinh khiết và Phật, còn hoa cúc là sự trường tồn, viên mãn, biểu tượng của mặt trời… Song hành cùng với sen, hoa cúc cũng là biểu tượng văn hóa lâu đời trong tâm thức người Việt.”