Thành phố | Loại vàng | Giá bán | Giá mua |
BÁCH HOA BẤT LẠC ĐỊA
Vào thời nhà Thanh, với sự tiến bộ của quy trình làm đồ sứ, một loại đồ sứ có tên là Bách Hoa đã xuất hiện. Màu sắc vô cùng phong phú và đẹp mắt nó có tên là”Bách hoa bất lạc địa”.
Đề tài trang trí Bách hoa này bắt đầu từ thời Ung Chính và thịnh hành vào thời Càn Long Gia Khánh.
Hoa văn ”Bách hoa bất lạc địa” thường xuất hiện trên đồ sứ phấn thái.Những bông hoa với nhiều màu sắc khác nhau lấp đầy toàn bộ không gian bức tranh, không để lộ cốt sứ phía dưới , cũng không để lộ cành hoa. Nó giống như thiên nữ rắc hoa,bay khắp không trung không rơi xuống đất nên gọi là”bất lạc địa”.Học giả Hứa Chi Hành viết trong “Ẩm lưu trai thuyết từ”viết:”Từ khí mãn họa hoa đóa,chủng chủng sắc sắc hình trạng bất nhất giả,vị chi vạn hoa”nghĩa là:”Đồ sứ trang trí đầy hoa,đủ loại màu sắc và hình dạng khác nhau,gọi là:Vạn hoa”.
Vì vậy ”Bách hoa bất lạc địa” còn gọi là”Vạn hoa đôi”hoặc”Vạn hoa cẩm”.
Kỹ thuật trang trí của "Bách hoa bất lạc địa" lần đầu tiên được nhìn thấy vào thời Ung Chính, phổ biến trong những năm Càn Long và Gia Khánh. Vào thời Ung Chính, "Bách hoa bất lạc địa" vẫn đang trong giai đoạn định hình ban đầu.Những đóa hoa chưa được lấp đầy hoàn toàn nên vần còn những khoảng trống.Vào thời Càn Long, khi phấn thái dần trở thành màu men chủ đạo của đồ sứ,là một loại men mới và được yêu thích nó đã dần dần phát triển và trưởng thành. Sự đa dạng của loại hoa, màu sắc tươi sáng và kỹ thuật vẽ chi tiết đã làm nên thời hoàng kim của dòng sứ Bách hoa này.
Phương pháp miêu tả "Bách hoa bất lạc địa" rất phức tạp . Nói một cách đơn giản, đóa hoa mẫu đơn lớn được vẽ ở trung tâm thân chính của món đồ sứ, và các mẫu hoa nhỏ khác nhau như hoa cúc, hoa trà, hoa hồng, hoa sen, hoa huệ và hoa mai được vẽ xung quanh. Hình thành bức tranh có một sự phụ trợ rất tinh xảo, để bức tranh bao phủ toàn bộ món đồ, ngụ ý”bách hoa trình thụy,thịnh thế thăng bình”.Bố cục hoa văn lớn nhỏ,chánh phụ dày đặc và hợp lí nhất.
Việc sản xuất "Bách hoa bất lạc địa" là cực kỳ khó khăn và tốn rất nhiều thời gian công sức. Theo nghiên cứu, trước khi sản xuất đồ sứ bách hoa,phải có một bản thảo của phủ nội vụ giao cho ngự diêu xưởng,các thợ thủ công sẽ dựa trên bản thảo vẽ lên cốt sứ sao cho đồng nhất với bản thảo.Bởi vì có rất nhiều hoa phải vẽ công việc của công tượng là khó khăn nhất.Khi có một sai lầm, toàn bộ tình huống thay đổi.Màu sắc trên một món Bách hoa rất nhiều,thông thường có hơn 30 mươi loại được nhìn thấy.Do đó trước khi vẽ tất cả các phối liệu và sắc tố men màu phải được chuẩn bị kỹ lưỡng.Sau đó tất cả các họa sư sẽ hợp lực hoàn thành và đưa vào lò nung,công đoạn nung này sẽ hoàn thành trong vài tháng,độ khó và tốn kém cao hơn rất nhiều đồ sứ khác.
Đồ phấn thái Bách hoa thời Ung,Càn,Gia,Đạo đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật,sang cuối Thanh thời thế loạn lạc,lò Cảnh Trấn có đi xuống nhưng đồ sứ phấn thái Bách hoa vẫn giữ được sự kế thừa và phát huy sáng tạo.Trên một chiếc dĩa phấn thái Quang Tự là một ví dụ,hình dạng chiếc dĩa duyên dáng thanh lịch.Toàn bộ lòng dĩa được trang trí với nhiều loại hoa khác nhau.Họa sư vẽ hoa mẫu đơn,hoa hồng ,hoa cúc, hoa thơm, mận gai, hoa nhài, hoa lan,hoa huệ, hoa ngô, hoa sen các loại lá sen lá cúc v.v.,có đến hàng chục loài, giống như toàn bộ các giống hoa trên thế giới tập trung tại một nơi,vừa phù hợp đi kèm với sự sáng tạo.Thiết kế nguyên bản,hoa văn dày đặc nhưng không hỗn loạn.Sự phân bố của hoa và lá có chính và phụ,nghiêm mật mà thanh thoát, tư thế khá nhu mỹ. Bút ý tinh mỹ tuyệt luân, màu sắc tươi sáng, sắc thái phù hợp và phối hợp tuyệt vời.Dưới cùng chiếc dĩa là hai hàng sáu chữ hiệu đề:Đại Thanh Quang Tự Niên Chế,màu đỏ san hô,nét chữ đoan trang quy chỉnh càng làm cho tổng thể món đồ sứ hoa lệ và quý hiếm.
Hieuco.net