Thành phố | Loại vàng | Giá bán | Giá mua |
CHIẾC LỌ TRÀ CÓ ĐỀ THƠ CỦA NHÀ THƠ TƯ KHÔNG ĐỒ
Bài viết của Nhã Thức
Lọ trà sứ xanh trắng, men gạo nếp, tạo hình lục giác không đều, hai có hai cạnh đối nhau dài làm hai mặt chính và phụ vẽ hoa bướm còn bốn cạnh còn lại ngắn hơn đề bốn khổ thơ như sau:
玉壺買春
賞雨茆屋
坐中佳士
左右修竹
Âm cổ:
Ngọc hồ mãi xuân
Thưởng vũ mao ốc
Tọa trung giai sĩ
Tả hữu tu trúc
Nghĩa:
Bầu ngọc mua vui
Ngắm mưa liều cỏ
Ngồi cùng người hiền
Đôi hàng trúc biếc
白雲初晴
幽鳥相逐
眠琴綠陰
上有飛瀑
Âm cổ:
Bạch vân sơ tình
U điểu tương trục
Miên cầm lục âm
Thượng hữu phi bộc
Nghĩa
Mây trắng sau mưa
Chim rừng tung cánh
Đàn trên thảm rêu
Bên dòng thác đổ
落花無言
人談如菊
書之歲華
其曰可讀
Âm cổ:
Lạc hoa vô ngôn
Nhân đàm như cúc
Thư chi tàng hoa
Kỳ nhật khả độc
Nghĩa:
Hoa rơi lặng thinh
Người nói như cúc
Trong sách chứa hoa
Ngày kia được đọc
寂寂無人
蒼蒼多木
石上流泉
松間草屋
Âm cổ:
Tịch tịch vô nhân
Thương thương đa mộc
Thạch thượng lưu tuyền
Tùng gian thảo ốc
Nghĩa:
Vắng lặng không người
Ngàn cây bát ngát
Trên đá suối trôi
Bóng tùng liều cỏ
Ba đoạn thơ đầu trong tác phẩm Nhị thập tứ thi phẩm - 二十四詩品 của nhà thơ Tư Không Đồ - 司空圖thời Đường, Trung Quốc. Riêng đoạn cuối không thấy trong thư tịch còn lại hiện nay. Đặc biệt, câu “miên cầm lục âm - 眠琴綠陰 – Đàn trên thảm rêu trở thành cảm hứng cho nhiều họa phẩm đời sau. Ba đoạn thơ đầu tả cảnh tình thanh nhã của người “cao sĩ” ở ẩn. Đoạn thơ cuối, tả cảnh nhưng ngụ tình sâu lắng; có hình thức và mạch cảm xúc nối tiếp ba khổ trên nhưng man mác một nỗi u hoài nên rất có khả năng của người khác chấp bút. Hay do của chính tác giả song vì một lí do tế nhị nào đó thất lạc mà nhờ một nhân duyên mà chiếc lọ trà này còn lưu lại những dò thơ nhã của người xưa chăng? …Thế là, mỗi khi pha ấm trà thơm, ngồi cùng “giai sĩ”, lắng hương trầm thoang thoảng, nghe tiếng đàn kìm “đổ hột”, ngắm lọ trà này lại có chuyện “thanh đàm”, quên ngoài sông nước lớn, nước ròng, thuyền trôi, thuyền đậu,…chẳng uổng công lặn lội sưu tầm, mê đồ xưa cũ vậy.