NGỌC CHẨM VÀ THÚC PHÁT THÔNG THIÊN NGỌC QUAN (GỐI NGỌC VÀ MÃO THÔNG THIÊN NGỌC) - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

NGỌC CHẨM VÀ THÚC PHÁT THÔNG THIÊN NGỌC QUAN (GỐI NGỌC VÀ MÃO THÔNG THIÊN NGỌC) - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

NGỌC CHẨM VÀ THÚC PHÁT THÔNG THIÊN NGỌC QUAN (GỐI NGỌC VÀ MÃO THÔNG THIÊN NGỌC) - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

NGỌC CHẨM VÀ THÚC PHÁT THÔNG THIÊN NGỌC QUAN (GỐI NGỌC VÀ MÃO THÔNG THIÊN NGỌC) - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

NGỌC CHẨM VÀ THÚC PHÁT THÔNG THIÊN NGỌC QUAN (GỐI NGỌC VÀ MÃO THÔNG THIÊN NGỌC) - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
NGỌC CHẨM VÀ THÚC PHÁT THÔNG THIÊN NGỌC QUAN (GỐI NGỌC VÀ MÃO THÔNG THIÊN NGỌC) - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua
Chi tiết sản phẩm

NGỌC CHẨM VÀ THÚC PHÁT THÔNG THIÊN NGỌC QUAN (GỐI NGỌC VÀ MÃO THÔNG THIÊN NGỌC)

Danh mục: Gems - Đồ đá quý - 寶石器 - 玉器

MẤY NÉT VỀ KINH KIM CANG VÀ GỐI NGỌC

Bài viết của Từ Hạnh

Trên gối ngọc mà chúng tôi sưu tầm và thưởng ngoạn có khắc chữ Hán và chữ Mãn một phần Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật (金剛般若波羅密多經 - वज्रच्छेदिकाप्रज्ञापारमितासूत्र vájra-cchedikā-prajñā-pāramitā-sūtra)

法會因由分第一

如是我聞。一時,佛在舍衛國祇樹給孤獨園,與大比丘眾千二百五十人俱。爾時,世尊食時,著衣持缽,入舍衛大城乞食。於其城中,次第乞已,還至本處。飯食訖,收衣缽,洗足已,敷座而坐。

善現啟請分第二

時,長老須菩提在大眾中即從座起,偏袒右肩…

Âm cổ:

PHÁP HỘI NHÂN DO PHẦN ĐỆ NHẤT

Như thị ngã văn:

Nhất thời Phật tại Xá-vệ quốc, Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên dữ đại Tỳ-kheo chúng thiên nhị bách ngũ thập nhân câu. Nhĩ thời Thế Tôn thực thời, trước y trì bát, nhập Xá-vệ đại thành khất thực. Ư kỳ thành trung thứ đệ khất dĩ, hoàn chí bản xứ. Phạn thực ngật, thu y bát, tẩy túc dĩ, phu tòa nhi tọa.

THIỆN HIỆN KHẢI THỈNH PHẦN ĐỆ NHỊ

Thời trưởng lão Tu-bồ-đề tại đại chúng trung, tức tùng tòa khởi, thiên đản hữu kiên…

Dịch:

PHẦN THỨ NHẤT: NGUYÊN DO CỦA PHÁP HỘI

Tôi nghe như vầy:

Một hôm đức Phật ở nước Xá-vệ (Sràvasti) tại rừng Kỳ-đà (Jeta) trong vườn Cấp Cô Độc cùng với chúng đại Tỳ-kheo là một ngàn hai trăm năm mươi vị. Khi ấy gần đến giờ thọ trai, đức Thế Tôn đắp y mang bát vào đại thành Xá-vệ khất thực. Trong thành ấy, Ngài theo thứ lớp khất thực xong, trở về nơi chúng ở. Thọ trai rồi, Ngài dẹp y bát, rửa chân, trải tòa ngồi.

PHẦN THỨ HAI: THIỆN HIỆN THƯA HỎI

Khi ấy trưởng lão Tu-bồ-đề (Subhuti) ở trong đại chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, bày vai áo bên mặt…

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật (金剛般若波羅蜜經) là một kinh quan trọng trong hệ thống kinh điển Phật Giáo Đại thừa. Theo nhiều nghiên cứu, kinh này thể hiện trên văn bản viết khoảng đầu công nguyên. Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh được nhiều tu sĩ và học giả dịch ra chữ Hán nhưng bản dịch phổ biến nhất là bản dịch của ngài Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập - 三藏法師 鳩摩羅什 (344 – 413) ở nước Dao Tần - 姚秦, (Trang 748, Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh -大正新脩大蔵経 - Tập 8 do Đại Chính Nhất Thiết Kinh San Hành Hội -大正一切経刊行會 xuất bản khoảng năm 1925 tại Nhật Bản). Đến đời Lương, Thái tử Chiêu Minh (502 – 556) phân chia Kinh Kim Cang thành 32 đoạn để tiện việc nghiên cứu và chú giải. Phần kinh văn trên ngọc chẩm này, là đoạn thứ nhất và phần đầu của đoạn thứ hai.

Kinh Kim Cang có ý nghĩa rất quan trong các tông, phái thuộc Phật Giáo Đại Thừa, đặc biệt là Thiền Tông: Theo Pháp Bảo Đàn Kinh, Lục Tổ Huệ Năng nghe người ta tụng Kinh Kim Cang mà sơ ngộ, khi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền tâm ấn cũng giảng Kinh Kim Cang cho Ngài; Theo Bài tựa sách Thiền Tông Chỉ Nam của vua Trần Thái Tông, Ngài cho biết Ngài “thường đọc Kinh Kim Cang đến câu “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, trong khoảng để quyển kinh xuống ngâm nga, bỗng nhiên tự ngộ”. Theo sách Tam Tổ Thực Lục, Phật Hoàng Trần Nhân Tông cũng chứng ngộ diệu lý Kinh Kim Cang; Ức Trai – Nguyễn Trãi, Tố Như – Nguyễn Du là những người có nghiên  cứu và trải nghiệm Kinh Kim Cang,…Cư sĩ Thiều Chửu, Hòa thượng Thích Trí Quang, Hòa thượng Thích Thanh Từ, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đều có công trình dịch và giảng giải Kinh Kim Cang, Hòa thượng Thích Trí Tịnh trì tụng kinh Kim Cang mỗi ngày cho đến ngày viên tịch.

Kinh Kim Cang hàm chứa nội dung cao siêu, vi diệu chứa hết mọi tinh túy của Phật giáo Đại thừa, phá tan hết mọi kiến chấp của chúng sinh vì chỉ bày thật tướng sâu kín của trí tuệ Bát Nhã bằng phương pháp siêu logic - vượt trên mọi logic của tri thức nhân loại. Thiền sư Hám Sơn gọi tên kinh là "kim cương giác nghĩa đoạn nghi" (cắt đứt tất cả các nghi vấn), còn Thiền sư Nhất Hạnh gọi là "gươm báu cắt đứt phiền não" (Anh văn: the diamond that cuts through illusion). Hòa thượng Thanh Từ: "Đây là quả bom, là khối chất nổ mạnh làm nổ tung hai ngọn núi kiến chấp của chúng sanh". Edward Conze cũng dịch tên Kinh sang tiếng Anh là "The perfection of wisdom which cuts as the thunderbolt" (Trí huệ Bát Nhã chặt đứt như sấm sét). 

Cụ Tiên Điền – Nguyễn Du từng viết trong đoạn cuối bài Lương Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài - 梁昭明太子分經石臺 - Đài đá chia kinh của thái tử Chiêu Minh nhà Lương

我讀金剛千遍零

其中奧旨多不明

及到分經石臺下

終知無字是眞經

Âm cổ:

Ngã độc Kim Cương thiên biến linh, 

Kỳ trung áo chỉ đa bất minh. 

Cấp đáo phân kinh Thạch Đài thị, 

Chung tri: vô tự thị chân kinh.

Dịch

Nghìn biến Kim Cang đọc đã làu,

Sâu mầu nghĩa diệu tỏ tường đâu!

“Chia kinh” đài cũ, giờ nay đến,

Rốt lại : chân kinh chẳng chữ nào!

(Bản dịch: Viên Thông Đường)

Phải chăng người nghệ nhân xưa đã dụng công phu khi chỉ khắc một phần đầu kinh lên ngọc chẩm để phần nào kích thích sự tìm hiểu, trải nghiệm hay sự chủ động trong tư duy của người sở hữu hay thưởng ngoạn ngọc chẩm mà cũng là góp phần hàm ý “vô tự” của “chân kinh”?

Như vậy, Kinh Kim Cang là một kinh quan trọng bậc nhất của Phật Giáo Đại Thừa, kinh căn bản bậc nhất của Thiền Tông và có nhiều duyên lành với các bậc thiện tri thức của nước ta.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat