Thanh càn long khổng tước lam dứu ám khắc bát tiên nhân vật tông thức bình 清乾隆刻八仙人物瓶 - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Thanh càn long khổng tước lam dứu ám khắc bát tiên nhân vật tông thức bình 清乾隆刻八仙人物瓶 - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Thanh càn long khổng tước lam dứu ám khắc bát tiên nhân vật tông thức bình 清乾隆刻八仙人物瓶 - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Thanh càn long khổng tước lam dứu ám khắc bát tiên nhân vật tông thức bình 清乾隆刻八仙人物瓶 - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Thanh càn long khổng tước lam dứu ám khắc bát tiên nhân vật tông thức bình 清乾隆刻八仙人物瓶 - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Thanh càn long khổng tước lam dứu ám khắc bát tiên nhân vật tông thức bình 清乾隆刻八仙人物瓶 - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua
Chi tiết sản phẩm

Thanh càn long khổng tước lam dứu ám khắc bát tiên nhân vật tông thức bình 清乾隆刻八仙人物瓶

Danh mục: Antique Ceramics-Porcelain - Đồ Gốm-Sứ - 外國文物 - 陶瓷器

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ MEN XANH KHỔNG TƯỚC

Bài viết Nam Quân

Men lam khổng tước - 孔雀蓝釉 – Khổng tước lam dứu. Tiếng Anh gọi là turquoise glaze, với nghĩa là men xanh lam ngọc hay men xanh Thổ vì turquoise trong cả tiếng Anh và tiếng Pháp có nghĩa lá đá Thổ tức ngọc lam hay lam ngọc một loại đá quý có nguồn gốc từ Ba Tư được bán vào Châu Âu qua cửa ngõ Thổ Nhĩ Kỳ, lúc đầu người Âu lầm tưởng đá quý này của Thổ Nhĩ Kỳ nên gọi như vậy. Ngoài ra, còn gọi là peacock-green - men xanh lông công hay peacock-blue – men lam lông công do dịch từ tiếng Hán 孔雀蓝釉 – Khổng tước lam dứu. Đặc biệt, có xuất hiện  rạn trứng cá – fish roe crackle do đôi khi do sự giãn nở với nhiệt độ môi trường chênh lệch  giữa men và cốt gốm tạo ra những vết rạn li ti trên men.

Men lam khổng tước có thành phần cấu tạo chủ yếu là phức đồng oxide nên có màu sắc rất đặc trưng là sự ngã của màu xanh nước biển sang màu xanh lá cây.

Men lam khổng tước xuất hiện khá lâu đời trong lịch sử gốm sứ Trung Quốc. Theo nghiên cứu từ các hiện vật khảo cổ, men này xuất hiện vào thời Đường và do được du nhập từ Trung Đông nhưng có những khác biệt đáng kể do phương pháp chế tác. Càng về sau sự khác biệt về kỹ thuật ngày càng lớn chủ yếu do chất lượng và hàm lượng nguyên liệu và phụ gia được sử dụng (đồng oxide, diêm tiêu – Kali nitrate và thạch anh), đồng thời có điểm rất khác nhau là cốt gốm sứ.

Men lam khổng tước xuất hiện không liên tục trong dòng chảy gốm sứ Trung Quốc. Xuất hiện ở thời Đường, tái xuất thời mạt Tống sơ Nguyên, giữa thời Minh và đặc biệt là phát triển mạnh buổi sơ Thanh. Dưới ba triều Khang Hy, Ung Chính, Càn Long các nghề thủ công, mỹ nghệ phát triển vô cùng thuận lợi và rực rỡ. Khi đó, các dòng men của các thời trước có nguy cơ thất truyền cũng như các dòng men mới manh nha hình thành ở thời Minh đều được phục hồi và phát triển mạnh mẽ như Khổng tước lam, Lang diêu hồng… Những tác phẩm kinh điển men Khổng tước lam thường là của giai đoạn này. Sau triều Càn Long, ngành công nghệ gốm sứ nói chung men khổng tước lam nói riêng cũng bắt đầu tuột dốc, suy thoái dần cho đến những năm đầu thời Dân quốc lại một lần tái xuất làm thỏa lòng người  mộ điệu rồi bước vào thời kỳ quá vãng, chìm vào lãng quên và có lẽ không bao giờ còn lấy lại được chút hào quang một thuở.

Ở Việt Nam, cũng như các dòng gốm sứ men màu khác, men lam khổng tước (nhập từ Trung Quốc) không phát triển do nhiều lý do văn hóa – chính trị. Chỉ có những tác phẩm lớn là tặng phẩm ngoại giao thời quân chủ, một ít khác về nước ta thông qua việc đấu giá tại Hồng Kông, Thượng Hải vào đầu những năm 20, 30 thế kỷ trước do các nhà tư sản Nam Kỳ, Bắc Kỳ và phần còn lại do các đặc sứ triều Khải Định mua về khi đi làm các đặc vụ tại Trung Hoa.

Chúng tôi nhờ duyên lành sưu tập được một chiếc lọ hoa tạo dáng tứ phương bình, phù họa bát tiên men lam khổng tước, cốt thai đanh nặng, tạo tác tinh xảo, dáng hình kỳ vĩ…theo hình thức buổi đầu Thanh. Chẳng muốn thưởng thức riêng mình, nay mang lên diễn đàn, cùng quý hữu xa gần thưởng ngoạn, gọi là “mua vui cũng được một vài trống canh”.

 

 

 

 

 

COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat