Thành phố | Loại vàng | Giá bán | Giá mua |
ẤM RƯỢU CHỮ THỌ THỜI GIA LONG – TUYÊN NGÔN VỀ HÒA HỢP – HÒA GIẢI DÂN TỘC HƠN HAI TRĂM NĂM TRƯỚC
(PHẦN 1)
Bài viết của Nhã Thức
Trong lịch sự Việt Nam, có những vị hoàng đế sáng lập triều đại từ việc đánh đuổi ngoại xâm như Ngô Tiên Chủ, Lê Thái Tổ … có những vị hoàng đế sáng lập triều đại từ đảo chính cung đình như Lý Thái Tổ, Trần Thái Tông…có những vị hoàng đế sáng lập triều đại từ dẹp tan nội chiến như Đinh Tiên Hoàng Đế hay Nguyễn Thế Tổ (Vua Gia Long). Mỗi vị sáng lập triều đại đều là bậc tài năng xuất chúng và tùy vào hoàn cảnh mà mỗi vị sẽ mang trên mình một sứ mệnh khác nhau. Và hình hài đất nước ngày càng hoàn thiện, dân tộc ngày càng to lớn, dân trí ngày càng phát triển, thế giới ngày càng biến động…thì gánh nặng trên vai người đứng đầu đất nước, dân tộc ngày càng nặng nề. Hào quang anh hùng dân tộc giúp những vị hoàng đế sáng lập triều đại từ việc đánh đuổi ngoại xâm thống nhất nhân tâm và góp phần không nhỏ trong việc thống nhất văn hóa với tư tưởng “phục nguyên”. Còn các hoàng đế sáng lập triều đại từ đảo chính cung đình thì phần lớn chỉ thay đổi thể chế còn văn hóa chỉ nhẹ nhàng thay đổi vì ngại lòng dân hoài cố không theo. Trong khi đó, những vị hoàng đế sáng lập triều đại từ dẹp tan nội chiến thì phức tạp hơn rất nhiều do lòng dân phân tán, văn hóa bất đồng…tàn tích của các thế lực cát cứ và tiền cát cứ vẫn còn dư âm chỉ một thất thố đủ thổi bùng nội chiến trở lại. Sự khó khăn này càng cao nếu thời gian chia cắt càng lâu vì tư tưởng, chính trị và văn hóa đã phát triền theo những hướng riêng.
Bản đồ của H. Moll (người Đức, 1736) viết là tên vịnh Bắc Bộ là Gulf of Cochinchina.
Bản đồ của S. Van Esveldt (người Hà Lan, 1745) viết là tên vịnh Bắc Bộ là G. van Cochinchina.
Bản đồ của Bowen & Gibson (người Anh, 1792) viết là tên vịnh Bắc Bộ là Gulf of Cochinchina.
Bản đồ của H. Moll (người Đức, không đề năm) viết là tên vịnh Bắc Bộ là Gulf of Cochinchina.
Bản đồ khuyết danh xuất bản ở London vào thế kỷ XVIII, viết là tên vịnh Bắc Bộ là Gulf of Cochinchina.
Lịch sử nước nhà, có nhiều cuộc phân ly, nhưng lần phân ly lâu nhất là thời Hậu Lê với sự phân chia Trịnh – Nguyễn. Bắt đầu từ khi Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận – Quảng năm 1558 cho đến khi Nguyễn Vương – Nguyễn Phúc Ánh thống nhất sơn hà năm 1802 là 244 năm. Cuộc phân ly này không chỉ dừng lại ở việc chia cắt về địa lý mà còn cả tư tưởng, chính trị và văn hóa ở cả tầng lớp lãnh đạo và dân gian. Cuộc phân ly ấy sâu sắc đến mức người nước ngoài xem đây là hai quốc gia độc lập: Ở thế kỷ 16 –17 – 18, Người Nhật Bản gọi Bắc Hà là An Nam quốc và Nam Hà là Quảng Nam quốc; Người phương Tây gọi Bắc Hà là Annam hoặc Tunquin và Nam Hà là Cochinchina… Khi Nguyễn Vương lên ngôi hoàng đế, kế thừa đại thống, thống nhất sơn hà thì việc hòa hợp hòa giải dân tộc là một việc làm cấp thiết và mang yếu tố sống còn của triều đại, dân tộc và đất nước.
Bản đồ thể hiện các vùng quản lý của chúa Trịnh và chúa Nguyễn
Mở đầu 平吳大告 Bình Ngô Đại Cáo, Ức Trai Tiên sinh – Nguyễn Trãi đã viết:
仁義之舉要在安民
弔伐之師莫先去暴
Âm cổ:
Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân
Điếu phạt chi sư, mạc tiên khử bạo
Nghĩa:
Việc nhân nghĩa, cốt ở an dân
Quân điếu phạt, trước lo trừ bạo
Qua đó, chúng ta thấy tư tưởng của người xưa “an dân” và “trừ bạo” là hai yếu tố then chốt quyến định chính nghĩa và thành công của đội quân mà sau này sẽ là triều đại. Vậy người xưa đã quan niệm “an dân” và “trừ bạo” như thế nào? Và thực thi những gì để làm hai điều đó?
(Xin vui lòng xem tiếp phần 2)
ẤM RƯỢU CHỮ THỌ THỜI GIA LONG – TUYÊN NGÔN VỀ HÒA HỢP – HÒA GIẢI DÂN TỘC HƠN HAI TRĂM NĂM TRƯỚC
(PHẦN 2)
Bài viết của Nhã Thức
Chân dung Ức Trai Tiên Sinh - Nguyễn Trãi (1380 - 1442)
Nguyên văn “Bình Ngô đại cáo”Trích trong Hoàng Việt Văn Tuyển phát hành năm 1825, bản lưu trữ tại thư viện Quốc gia Việt Nam
Trong phần này chúng ta dành chút thời gian để tìm hiểu về quan niệm “an dân” và “khử bạo”
An dân
Chữ an “安” được hình thành từ bộ miên “宀” ở trên và bộ nữ “女” ở dưới. Bộ miên chỉ mái nhà, bao trùm, lợp, che chở…; bộ nữ chỉ người phụ nữ. Qua chiết tự như trên, chúng ta phần nào hiểu được quan điểm của người xưa về chữ an trong cụm từ “an dân”
Từ đó, chúng ta nhận thấy:
Chữ "An" được viết theo lối Lệ thư (cân đối và chính trực)
Và nếu nhìn tự dạng của của chữ “an” “安” thì gần như đối xứng và cân bằng nên an dân phải trên cơ sở công bằng và chánh trực.
Khử bạo
Khử “去” là trừ bỏ, loại bỏ cái không phù hợp. Khử khác với tiêu diệt “消滅” là hủy diệt, làm mất hẳn đi hay triệt tiêu “撤消” là làm cho mất đi hoàn toàn. Như “khử trùng” có nghĩa là chỉ loại bỏ những vi khuẩn gây hại cho vật chủ chứ không phải tiêu diệt tất cả.
Bạo “暴” là hung dữ, tàn ác, làm hại, hiếp đáp, bùng phát. Trong thiên Vũ Thành 武成 của Thư Kinh 書經 có câu: "Bạo điễn thiên vật" 暴殄天物 nghĩa là tận diệt chim muông cây cỏ sinh vật; Trong Nam Hoa Kinh 南華經 của Trang Tử 莊子 có câu: “Dĩ chúng bạo quả” 以衆暴寡 nghĩa là lấy nhiều hiếp ít.
Từ đó, chúng ta nhận thấy:
Như vậy, “an dân” và “khử bạo” là hay mệnh đề bổ sung cho nhau và nối tiếp nhau: khi dân vì bạo làm cho bất “an” thì người anh hùng có sứ mệnh là khử bạo, khử bạo rồi thì phải tiếp tục an dân nếu đã khử bạo mà dân vẫn chưa an thì chính lực lượng khử bạo này là một cái bạo mới. “Dân an” là thước đo sự thành công và chân chính của lực lượng và công cuộc “khử bạo” vậy.
Chúng ta sẽ tìm hiểu về cách các vị “anh hùng” trong đã làm gì để an dân và khử bạo từ sau ngày “bình Ngô”.
(Xin Quý hữu vui lòng xem tiếp phần 3)
Trong phần này chúng ta dành chút thời gian để tìm hiểu về quan niệm “an dân” và “khử bạo”
An dân
Chữ an “安” được hình thành từ bộ miên “宀” ở trên và bộ nữ “女” ở dưới. Bộ miên chỉ mái nhà, bao trùm, lợp, che chở…; bộ nữ chỉ người phụ nữ. Qua chiết tự như trên, chúng ta phần nào hiểu được quan điểm của người xưa về chữ an trong cụm từ “an dân”
Từ đó, chúng ta nhận thấy:
Và nếu nhìn tự dạng của của chữ “an” “安” thì gần như đối xứng và cân bằng nên an dân phải trên cơ sở công bằng và chánh trực.
Khử bạo
Khử “去” là trừ bỏ, loại bỏ cái không phù hợp. Khử khác với tiêu diệt “消滅” là hủy diệt, làm mất hẳn đi hay triệt tiêu “撤消” là làm cho mất đi hoàn toàn. Như “khử trùng” có nghĩa là chỉ loại bỏ những vi khuẩn gây hại cho vật chủ chứ không phải tiêu diệt tất cả.
Bạo “暴” là hung dữ, tàn ác, làm hại, hiếp đáp, bùng phát. Trong thiên Vũ Thành 武成 của Thư Kinh 書經 có câu: "Bạo điễn thiên vật" 暴殄天物 nghĩa là tận diệt chim muông cây cỏ sinh vật; Trong Nam Hoa Kinh 南華經 của Trang Tử 莊子 có câu: “Dĩ chúng bạo quả” 以衆暴寡 nghĩa là lấy nhiều hiếp ít.
Một trang của Kinh Thư
Trang đầu của Trang Tử Nam Hoa Kinh
Từ đó, chúng ta nhận thấy:
Như vậy, “an dân” và “khử bạo” là hay mệnh đề bổ sung cho nhau và nối tiếp nhau: khi dân vì bạo làm cho bất “an” thì người anh hùng có sứ mệnh là khử bạo, khử bạo rồi thì phải tiếp tục an dân nếu đã khử bạo mà dân vẫn chưa an thì chính lực lượng khử bạo này là một cái bạo mới. “Dân an” là thước đo sự thành công và chân chính của lực lượng và công cuộc “khử bạo” vậy.
Chúng ta sẽ tìm hiểu về cách các vị “anh hùng” trong đã làm gì để an dân và khử bạo từ sau ngày “bình Ngô”.
(Xin Quý hữu vui lòng xem tiếp phần 3)