BÀN VỀ DÒNG SỨ HOÀNG ĐỊA HỒNG QUA CHIẾC BÁT THỜI ĐỒNG TRỊ - ĐẠI THANH PHẦN 1 KHÁI QUÁT VỀ GỐM SỨ TRUNG HOA - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

BÀN VỀ DÒNG SỨ HOÀNG ĐỊA HỒNG QUA CHIẾC BÁT THỜI ĐỒNG TRỊ - ĐẠI THANH PHẦN 1 KHÁI QUÁT VỀ GỐM SỨ TRUNG HOA - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

BÀN VỀ DÒNG SỨ HOÀNG ĐỊA HỒNG QUA CHIẾC BÁT THỜI ĐỒNG TRỊ - ĐẠI THANH PHẦN 1 KHÁI QUÁT VỀ GỐM SỨ TRUNG HOA - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

BÀN VỀ DÒNG SỨ HOÀNG ĐỊA HỒNG QUA CHIẾC BÁT THỜI ĐỒNG TRỊ - ĐẠI THANH PHẦN 1 KHÁI QUÁT VỀ GỐM SỨ TRUNG HOA - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

BÀN VỀ DÒNG SỨ HOÀNG ĐỊA HỒNG QUA CHIẾC BÁT THỜI ĐỒNG TRỊ - ĐẠI THANH PHẦN 1 KHÁI QUÁT VỀ GỐM SỨ TRUNG HOA - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
BÀN VỀ DÒNG SỨ HOÀNG ĐỊA HỒNG QUA CHIẾC BÁT THỜI ĐỒNG TRỊ - ĐẠI THANH PHẦN 1 KHÁI QUÁT VỀ GỐM SỨ TRUNG HOA - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua

BÀN VỀ DÒNG SỨ HOÀNG ĐỊA HỒNG QUA CHIẾC BÁT THỜI ĐỒNG TRỊ - ĐẠI THANH PHẦN 1 KHÁI QUÁT VỀ GỐM SỨ TRUNG HOA

22-07-2018

BÀN VỀ DÒNG SỨ HOÀNG ĐỊA HỒNG QUA CHIẾC BÁT THỜI ĐỒNG TRỊ - ĐẠI THANH

PHẦN 1

KHÁI QUÁT VỀ GỐM SỨ TRUNG HOA

 

Gốm sứ Trung Hoa có bề dày lịch sử lâu đời hơn một vạn năm. Trải qua nhiều thời kỳ với những thăng trầm lịch sử của các triều đại và sự ưu đãi của thiên nhiên về nguyên liệu, gốm sứ Trung Hoa không ngừng kế thừa, thay đổi, giao lưu và phát triển vươn lên đỉnh cao. Từ đó, gốm sứ Trung Hoa đã để lại những hiện vật của những dòng gốm sứ khác nhau đặc sắc và ấn tượng vào bậc nhất thế giới.

Trong suốt nền văn hóa Ngưỡng Thiều (仰韶文化) của thời đồ đá, đồ gốm được tráng men đã ra đời. Các nghệ nhân Ngưỡng Thiều đã tạo ra đồ gốm với cốt gốm trắng có tráng men trắng, đỏ và bắt đầu có men đen với các họa tiết trang trí hình mặt người, động vậtn và các hình hình học. Đến văn hóa Long Sơn (龍山文化), kỹ thuật làm gốm phát triển ở trình độ cao, bao gồm việc sử dụng các bàn xoay gốm. Văn hóa Long Sơn được biết đến với các đồ gốm đen được đánh bóng ở mức độ cao. Loại đồ gốm này có thành mỏng và màu đen được đánh bóng cũng được phát hiện tại lưu vực Trường Giang thuộc vùng ven biển đông nam Trung Hoa hiện nay. Đến giai đoạn kết thúc văn hóa Long Sơn, nhân khẩu giảm mạnh, điều này ứng với sự biến mất của các đồ gốm đen chất lượng cao được phát hiện trong các mộ táng. Vào thời nhà Thương (商朝), gốm men tro hay còn được biết đến như gốm men ngọc bắt đầu xuất hiện và từ cuối thời Xuân Thu (春秋時代) tới thời Chiến quốc (戰國時代), những đồ gốm sứ Trung hoa có cốt gốm cứng cáp, nung ở nhiệt độ cao với lớp họa tiết ấn tượng được hình thành và phát triển. Trước thời Chiến Quốc, đồ gốm xám trơn hoặc trang trí họa tiết được sản xuất với số lượng lớn, một trong những ví dụ đó là những chiến binh đất nung được khai quật từ lăng mộ Tần Thủy Hoàng (秦始皇).

Đồ gốm văn hóa Ngưỡng Thiều

Đồ gốm văn hóa Long Sơn

Chiến binh đất nung Lăng Tần Thủy Hoàng

Đồ gốm sứ Trung Hoa tráng men pha chì nung ở nhiệt độ thấp (dùng làm tế khí, minh khí) phát triển rất mạnh trong suốt thời Đông Hán (東漢), những đồ gốm men ngọc chính gốc bắt đầu được phát triển tại lò nung Việt diêu (越窰) ở phía Bắc tỉnh Chiết Giang (浙江). Dòng gốm sứ Trung Hoa này sau thời Tam Quốc (三國) đã phát triển nhanh chóng thành một loại hình của riêng nó, như là bình đựng tro cốt (hay còn gọi là hồn bình, 魂瓶). Ở phía Bắc Trung Hoa, đồ gốm tráng men pha chì và gốm men ngọc vẫn được sản xuất trong thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều (魏晋南北朝). Vào thời Bắc Tề (北齊), gốm tráng men chì nổi bật với loại gốm hai màu với một lớp men xanh phủ bên ngoài lớp men nền màu vàng; và loại gốm ba màu cực kỳ độc đáo là nguồn gốc của các dòng gốm sứ men màu sau này, cũng như một số hiện vật cho thấy nguồn gốc của dòng đồ sứ trắng sau này.

Tước Việt Diêu

Hồn bình

Bình gốm nhiều màu Bắc Tề

 

Đồ gốm sứ Trung Hoa vào thời Đường (唐朝) cho thấy những giao lưu và ảnh hưởng rõ nét của các nền văn hóa khác trong tạo hình cũng như đề tài trang trí. Một lượng lớn đồ đất nung với lớp họa tiết vẽ và những chiếc đĩa, bức tượng men ba màu đã được sản xuất ra vào thời kỳ này. Ở phía Bắc Trung Hoa, bên cạnh việc sản xuất đồ sứ men xanh (Thanh từ - 青瓷) thì việc sản xuất đồ sứ trắng (Bạch từ - 白瓷) đã được sản xuất ở lò nung Hình diêu (邢窰) thời Tùy (隋朝) và đã phát triển tại những lò nung Định diêu (定窑) thời Đường. Trong khoảng thời gian này, gốm men ngọc vẫn tiếp tục duy trì và phát triển tại những lò nung Việt diêu (越窰). Tại lò nung ở Trường Sa (長沙) (Hồ Nam, Trung Hoa), những chiếc chậu rửa với những họa tiết đồng (màu xanh ngọc) và sắt (màu đỏ cam) vẽ dưới men được sản xuất trên quy mô lớn và rất nhiều sản phẩm đã được xuất khẩu ra nước ngoài.

Gốm thanh từ việt diêu thời Đường

Gốm bạch từ hình diêu thời Đường

Trong thời Bắc Tống (北宋), gốm sứ Bạch Định (定窑白瓷) với lớp men trắng ngà và những hoa văn chạm khắc đầy tinh tế tạo cảm giác ba chiều rất đẹp, đã trở nên rất phổ biến và tạo nên một sức tác động đáng kể tới các lò nung gốm của những vùng khác. Cũng trong thời kỳ này, gốm sứ Trung Hoa đã có nhiều loại gốm vô cùng độc đáo theo vùng miền xuất hiện. Lò nung Diệu châu (耀州窑) cũng đã sản xuất loại gốm men ngọc riêng biệt với lớp men màu xanh ô liu ấn tượng. Ở lò nung Nhữ diêu (汝窑) ở Hà Nam (河南), loại gốm men ngọc trang nhã cho Hoàng gia cũng trở nên nổi tiếng.

Gốm Bạch định thời Bắc Tống

Ở thời Nam Tống (南宋), những lò nung Quân diêu (钧窑) được xây dựng ở Lâm An (臨安) (Hàng Châu ngày nay), chuyên sản xuất gốm men ngọc với lớp men dày và cốt gốm màu đen. Những loại vật dụng gốm sứ Trung Hoa khác nhau được sản xuất ở nhiều vùng trong suốt giai đoạn này, và mỗi lò nung lại cho ra những sản phẩm đặc trưng và chất lượng cao của riêng mình. Một trong số đó cũng trở nên nổi tiếng ở Nhật Bản như những chén trà Thiên mục từ (天目瓷) từ lò nung Kiến diêu (建窑) và Cát Châu diêu (吉州窑) hay đồ gốm Ánh Thanh (Ảnh Thanh từ - 影青瓷 - Thanh Bạch từ - 青白瓷) từ Cảnh Đức Trấn (景德镇).

Vào thời nhà Nguyên, công nghệ sản xuất gốm xanh trắng được hoàn thiện, những đồ gốm có màu đỏ đồng vẽ dưới men sử dụng bùn nhuộm có oxít đồng cũng ra đời. Những đồ gốm sứ xanh trắng (Thanh Hoa - 青花磁器) cũng như đồ gốm Long Tuyền diêu (龍泉窑) được xuất khẩu rất nhiều tới khu vực Trung và cận Đông và rất nhiều quốc gia khác nữa.

Vào đầu thời Minh (明朝), Ngự Khí Xưởng (lò nung gốm) được thành lập ở Cảnh Đức Trấn để sản xuất đồ sứ dành riêng cho hoàng gia. Trong suốt triều Minh Thái Tổ – Hồng Vũ (1368-1398), vì thiếu men màu lam Hồi (men chàm có màu màu xanh co-ban (cobalt)) từ những vùng đất đạo Hồi do luật cấm thương mại quốc tế nên đã phát sinh ra dòng gốm sứ trang trí màu đỏ đồng dưới men. Việc nhập khẩu men lam Hồi tiếp tục vào thời Minh Thành Tổ – Vĩnh Lạc (1403-1424) và trước thời Minh Tuyên Tông – Tuyên Đức (1426-1435). Sản xuất gốm sứ Trung Hoa thời kỳ này phát triển hưng thịnh nhờ luôn nghiên cứu và du nhập những phương pháp sản xuất mới và đa dạng.

Vào thời Minh Hiến Tông – Thành Hóa (1465-1487), đồ gốm sứ Trung Hoa bắt đầu nâng tầm lên đỉnh cao của sự hoàn hảo với những chiếc chén, đĩa nhỏ sử dụng “Đấu thái”, một phương thức trang trí với các chủ đề được phác họa dưới lớp men xanh lam bên dưới và tô màu trên lớp men bên ngoài.

Từ thời Minh Thế Tông – Gia Tĩnh (1522-1566) những lò nung gốm tư nhân với năng suất sản xuất cao được chỉ định để sản xuất gốm sứ cho hoàng tộc. Những quy đinh về kiểu cách của đồ gốm hoàng gia ngày càng quy củ và yêu cầu cao hơn. Những đồ gốm năm màu “ngũ thái” hay các loại gốm nhiều màu sắc “đấu thái” khác được phát triển và sản xuất nhiều trong thời kỳ này và nhiều nhất là vào thời Minh Thế Tông – Vạn Lịch (1573-1620). Những lò gốm tư nhân ở Cảnh Đức Trấn, thì sản xuất những món đồ gốm ngũ thái với lớp trang trí mạ vàng, được biết đến như “Kim lan thủ dạng thức - 金襴手樣式”; và cũng sản xuất ra những bộ chén đĩa gốm sứ kiểu xanh trắng (Thanh hoa). Trước khi chấm dứt triều Minh và bắt đầu triều Thanh, sản xuất đồ gốm sứ Trung Hoa tại những lò nung gốm tư nhân đã tăng nhanh và vượt qua mức sản lượng của những lò gốm hoàng gia khi mà những sản phẩm gốm của họ đáp ứng thị hiếu của khách hàng nước ngoài nhiều hơn.

Gốm Ngự Khí Xưởng tiếp tục phát triển ở thời Thanh Thánh Tổ – Khang Hy (1662-1722) triều Thanh, và nó cũng sản xuất ra rất nhiều những đồ gốm sứ tinh xảo cho hoàng tộc. Phương pháp sản xuất gốm sứ Trung Quốc đã đạt đến đỉnh cao trong suốt thời Thanh Thế Tông – Ung Chính (1723-1735) và thời Thanh Cao Tông – Càn Long (1736-1795). Các đời tiếp theo có suy thoái một phần, tuy nhiên việc làm chủ kỹ thuật chế tác ngày một phát triển vẫn giúp tạo ra những tác phẩm gốm sứ cao cấp phục vụ cho hoàng gia.

(Vui lòng xem tiếp phần 2)


COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat