BÀN VỀ DÒNG SỨ HOÀNG ĐỊA HỒNG QUA CHIẾC BÁT THỜI ĐỒNG TRỊ - ĐẠI THANH PHẦN 3: KHÁI QUÁT VỂ ĐỒ SỨ ĐẠI THANH - UNG CHÍNH - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

BÀN VỀ DÒNG SỨ HOÀNG ĐỊA HỒNG QUA CHIẾC BÁT THỜI ĐỒNG TRỊ - ĐẠI THANH PHẦN 3: KHÁI QUÁT VỂ ĐỒ SỨ ĐẠI THANH - UNG CHÍNH - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

BÀN VỀ DÒNG SỨ HOÀNG ĐỊA HỒNG QUA CHIẾC BÁT THỜI ĐỒNG TRỊ - ĐẠI THANH PHẦN 3: KHÁI QUÁT VỂ ĐỒ SỨ ĐẠI THANH - UNG CHÍNH - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

BÀN VỀ DÒNG SỨ HOÀNG ĐỊA HỒNG QUA CHIẾC BÁT THỜI ĐỒNG TRỊ - ĐẠI THANH PHẦN 3: KHÁI QUÁT VỂ ĐỒ SỨ ĐẠI THANH - UNG CHÍNH - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

BÀN VỀ DÒNG SỨ HOÀNG ĐỊA HỒNG QUA CHIẾC BÁT THỜI ĐỒNG TRỊ - ĐẠI THANH PHẦN 3: KHÁI QUÁT VỂ ĐỒ SỨ ĐẠI THANH - UNG CHÍNH - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
BÀN VỀ DÒNG SỨ HOÀNG ĐỊA HỒNG QUA CHIẾC BÁT THỜI ĐỒNG TRỊ - ĐẠI THANH PHẦN 3: KHÁI QUÁT VỂ ĐỒ SỨ ĐẠI THANH - UNG CHÍNH - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua

BÀN VỀ DÒNG SỨ HOÀNG ĐỊA HỒNG QUA CHIẾC BÁT THỜI ĐỒNG TRỊ - ĐẠI THANH PHẦN 3: KHÁI QUÁT VỂ ĐỒ SỨ ĐẠI THANH - UNG CHÍNH

07-09-2018

BÀN VỀ DÒNG SỨ HOÀNG ĐỊA HỒNG QUA CHIẾC BÁT THỜI ĐỒNG TRỊ - ĐẠI THANH PHẦN 3

KHÁI QUÁT ĐỒ SỨ ĐẠI THANH

Bài viết của Từ Hạnh

Triều Ung Chính (1723 – 1735)

Sau cuộc tranh giành ngôi báu khốc liệt vào cuối triều Khang Hy, với mưu lược và khéo léo ẩn thân của mình, Đa La Bối Lặc Dận Chân đã lên ngôi hoàng đế Đại Thanh vào năm 1723 mở ra triều Ung Chính – một cầu nối huyết mạch tạo nên Khang – Càn thịnh thế. Lên ngôi ở tuổi bốn mươi lăm lại trải qua nhiều thử thách về điều hành đất nước thời vua cha, Thanh Thế Tông có kinh nghiệm già dặn, một nhãn quan chính trị sắc bén và bản tính thâm trầm mà quyết đoán nên Ông đã để lại một dấu ấn quan trọng trên mọi lãnh vực trong lịch sử Đại Thanh và cả Trung Hoa. Dù chỉ 13 năm trị vì nhưng những gì Ông để lại không thua một minh quân nào trong các triều đại từng làm chủ trung nguyên.

Cuối thời Khang Hy, ngân khố trống rỗng đến nổi không đủ năng lực tài chính để đối phó nạn lũ lụt ở sông Dương Tử và Hoàng Hà, nạn tham nhũng đã phát triển lan tràn trong hàng ngũ quan lại, sự xáo động về chính trị nội đình do việc tranh ngôi thái tử, sự chia rẽ sâu sắc giữa người Hán với triều đình…Ông đã khéo léo xử lý và tạo nền móng vững chắc làm bệ phóng cho Càn Long sau này.

Khác với vua cha, Ung Chính tấn công mạnh mẽ vào Thiên Chúa Giáo. Ông cấm đạo cả nước, chỉ trừ Bắc Kinh. Việc này là do Ông thấy bất mãn khi người Mãn Châu dần cải theo đạo Thiên Chúa, trong khi nhà vua muốn người Mãn Châu phải thờ trời đất tổ tông vì theo ông cho rằng từng dân tộc có các tín ngưỡng khác nhau. Đặc biệt, Ông là một Phật tử thuần thành, tham học Thiền tông, từng đăng đàn thuyết pháp…Tây Tạng Phật giáo tôn Ông là Văn Thù Hoàng đế. Ông tự lấy đạo hiệu cho mình là Viên Minh Cư sĩ, cho họa sĩ vẽ tranh mình mặc pháp phục Mật Tông Tây Tạng. Ông cũng là người yêu thích Đạo gia lấy đạo hiệu là Hòa Phá Trần Cư sĩ, cho họa sĩ vẽ tranh mình mặc đạo phục. Dù thế, Ông lại là người đề cao Nho giáo nhất trong các hoàng đế Đại Thanh. Ung Chính cho tôn Khổng tử lên một địa vị chưa từng có. Ông cho truy tôn tổ tiên năm đời của Khổng tử lên làm Vương, còn quỳ bái trước tượng Khổng tử. Theo điển chế thời trước, Đế vương chỉ phải quỳ trước trời đất tổ tông, Ông làm vậy đã tôn Khổng tử lên ngang với trời đất và tổ tiên cha mẹ mình, không gì tôn quý bằng. Ông còn cho sửa lại cách xưng hô, khi đến gặp các Nho sĩ ở nhà Thái Học dùng là "bái phỏng thỉnh giáo" chứ không phải là "quang lâm chỉ đạo", thể hiện sự tôn trọng đối với phần tử trí thức. Từ đó, có thể từ động cơ thu phục nhân tâm người Hán hay từ tâm ý cá nhân nhưng tam giáo dưới thời thời Ông đã phát triển cực thịnh làm nền tảng cho văn hóa thăng hoa theo.

Ông có một niềm đam mê nghệ thuật truyền thống Đông Á đặc biệt là gốm sứ. Năm 1726, Ông chính thức bổ nhiệm Niên Hy Nghiêu – một danh họa làm Quản Giám Cảnh Đức Trấn và cũng là người trực tiếp quản lý việc chế tạo gốm sứ ngự dụng cho hoàng triều. Các tác phẩm gốm sứ tinh tế kế thừa và phát triển ngày càng hoàn thiện từ các thời trước được sản xuất. Ông cũng cho tiếp tục việc xuất dương các sản phẩm gốm sứ theo thị hiếu Châu Âu và “ban tặng” cho các nước vùng Đông Á như Việt Nam. Hoạt động này đã góp phần làm phong phú kiểu dáng và họa tiết cho ngành gốm sứ Trung Hoa vốn đã rất hưng thịnh. Trong giai đoạn này, sứ xanh – trắng đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật tuy nhiên có giảm đáng kể về số lượng do việc phát triển vượt bậc về men đa sắc và được xem như phong cách chính thống của Đại Thanh. Thời kỳ trị vì của Ông không dài nhưng di sản Ông để lại trên lãnh vực gốm sứ vô cùng sâu sắc không hề thua kém thời Khang Hy trước Ông và Càn Long sau Ông đều kéo dài sau mươi năm. Ngày nay, khi nhìn những tác phẩm gốm sứ tiêu biểu được tạo tác dưới triều đại của Ông, chúng ta phần nào thấy rõ cá tính, tâm linh và nhãn quan nghệ thuật của Ông. Nét vẽ phiêu diêu như Đạo giáo, bố cục tinh tế, khoáng đạt như Phật giáo nhưng cũng chuẩn mực, khuôn phép như Nho giáo. Đôi khi phần không trang trí trên đồ sứ Ung Chính làm quyến rũ người thưởng ngoạn hơn cả phần trang trí. Đôi khi kiểu dáng đồ sứ thời Ung Chính làm mê hoặc lòng người thưởng ngoạn ngay khi chìm sâu đáy bể chẳng còn tí men nào!

Sau đây là một số hình ảnh gốm sứ Triều Ung Chính:

1. Sứ men xanh - trắng:

2. Sứ men xanh - trắng - huyết đỉa

3, Sứ men Đấu thái:

4, Sứ men phấn thái

5, Sứ men Ngũ thái

 

 

6, Sứ men Mặc thái

7, Sứ men Phàn hồng thái

8, Sứ men Lục thái

9, Sứ men Pháp lang

10, Sứ men hoa lam - lý hồng

11, Sứ men Yên chỉ hồng

12, Sứ men Khổng tước

13, Sứ men Vàng - Hoa lam

14, Sứ men Rạn (ca diêu)

15, Sứ men Bạch định - Chạm nổi

16, Sứ men Vàng - Ám họa

17, Sứ men Thiên Lam

18, Sứ men Tế lam

19, Sứ men Sái lam

20, Sứ men Tuyết hoa lam

21, Sứ men Độc sắc


COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat