Bộ đỉnh sứ ngũ sự ký kiểu - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Bộ đỉnh sứ ngũ sự ký kiểu - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Bộ đỉnh sứ ngũ sự ký kiểu - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Bộ đỉnh sứ ngũ sự ký kiểu - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Bộ đỉnh sứ ngũ sự ký kiểu - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Bộ đỉnh sứ ngũ sự ký kiểu - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua

Bộ đỉnh sứ ngũ sự ký kiểu

04-04-2019

Bàn thờ gia tiên là nơi thờ cúng tổ tiên thiêng liêng nhất đối với mỗi gia đình, dòng họ, mỗi người dù đi xa đi chăng nữa vẫn sẽ nhớ về cuội nguồn. Để ghi nhớ công ơn sinh thành ra chúng ta, người Việt ta vẫn luôn chú trọng vào việc thờ cúng ông bà, tổ tiên mỗi dịp lễ Tết.

Bộ lư sứ ngũ sự ký kiểu mà chúng tôi hữu duyên sưu tầm được bao gồm một(đỉnh)lư hương,cặp bình và cặp chân đèn
Đỉnh hình vuông có nắp,thân và đế.
Trên nắp đỉnh là con nghê trong tư thế nhìn ra,nắp được tạo hình thông phong để thông hơi và khói trầm bay ra khi đốt
Thân đỉnh và đế hình vuông với hai mặt bợm lân hai bên
Bốn chân của đỉnh được tạo hình con Quỳ, linh vật có đầu giống hổ phù và chỉ có một chân. Người xưa cho rằng sự xuất hiện của nó gắn liền với sự xuất hiện của thánh nhân, người tài giỏi xuất thế cứu đời.Toàn bộ đỉnh được trang trí hoa văn đám mây và dơi bổ ô phong cảnh nhân vật cả bốn mặt.
Cặp bình và chân nến được trang trí băng mai và lá chuối sắp ngược,bên trên vẽ đề tài bát tiên,bên dưới vẽ”Tứ ái đồ”.


+Bát tiên:Tám vị tiên gồm có Chung Ly Quyền, Trương Quả Lão, Hàn Tương Tử, Lý Thiết Quải, Tào Quốc Cữu, Lã Động Tân, Lam Thái Hoà, và Hà Tiên Cô. Rất khác nhau về bề ngoài và cá tính, tám vị này là Đại Tiên trong Đạo gia, và họ thường tụ tập, họp mặt với nhau.
Tào Quốc Cữu là hoàng tộc của một hoàng đế; Lý Thiết Quải có tật ở chân nên bước đi với một cây gậy; Hà Tiên Cô là một phụ nữ trẻ đẹp; Trương Quả Lão trông rất khỏe mạnh ở tuổi già của mình và thường cưỡi ngược trên lưng lừa. Hàn Tương Tử là cháu trai của Hàn Dũ, một văn nhân nổi tiếng ở triều đại nhà Đường, thường thích thổi sáo; Chung Ly Quyền luôn luôn được nhìn thấy với một tay phe phẩy cái quạt lá.


+Tứ ái đồ: 
-Chu Đôn Di ái liên: Chu Đôn Di (chữ Hán: 周敦頤, 1017 – 1073) là một triết gia của đời Tống, sinh ở Vĩnh Châu, tỉnh Hồ Nam. Tôn xưng là Chu Liêm Khê. Ông được xây dựng nền lý học lúc đời nhà Tống, và đã có công làm sống động lại đạo Nho. Ông cũng sửa lại những tư tưởng về Dịch học phái, và cho rằng trước Thái cực còn có Vô Cực. Ông dạy rằng người ta có thể học dùng khí-công theo những nguyên tắc của tự nhiên. Ông học với hai thầy Trình Di (程頤) và Trình Hạo (程顥).
Ông viết quyển sách nổi tiếng như Thái cực đồ thuyết, Thông thư, và bài Ái liên thuyết, tức là thuyết yêu hoa sen.
-Đào Uyên Minh ái cúc: Đào Tiềm (chữ Hán: 陶潛, ? - 427), biểu tự Nguyên Lượng (元亮), hiệu Uyên Minh (淵明), lại có biệt hiệu là Ngũ liễu tiên sinh (五柳先生), là một trong những nhà thơ lớn của Trung Quốc thời nhà Tấn và Lưu Tống. Đào Tiềm thành ẩn sĩ , cuộc đời đối với ông chỉ là "vân vô tâm nhi xuất tụ" (mây hờ hững bay ra khỏi hốc núi), tâm hồn ông không còn bị xáo trộn, chi phối bởi ngoại cảnh, nhân tình thế sự, ông chỉ thích làm bạn với thiên nhiên, vui thú điền viên, trong cảnh nghèo, và đặc biệt là ông rất thích trồng cúc, làm bạn với hoa cúc, và thường bắc ghế trúc ngồi bên dậu đàm đạo với hoa hàng giờ, như muốn trang trải gửi gắm tâm hồn cùng tri âm . Trước sân nhà ông trồng năm cây liễu, nên người ta cũng thường gọi Đào Tiềm là "Ngũ Liễu Tiên Sinh" . Cứ đến ngày Trùng Dương (ngày lễ hoa cúc 9-9), ông cùng bạn bè bầy rượu bên mấy dậu cúc để thưởng hoa, ngâm vịnh, ca hát … “hái cúc dưới giậu đông, thơ thới nhìn núi nam” (Thái cúc đông ly hạ, du nhiên kiến Nam sơn)
-Vương Hi Chi ái lan ái nga: Vương Hi Chi (chữ Hán: 王羲之; 303 – 361[1][2]), tự Dật Thiếu (逸少), hiệu Đạm Trai (澹斋), là nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấntrong lịch sử Trung Quốc. Về sau tham bái hữu quân tướng quân, nên còn được gọi là Vương Hữu Quân (王右軍).
Ông được nhìn nhận không chỉ là danh nhân thời Đông Tấn mà trong cả lịch sử Trung Quốc, nổi tiếng về thư pháp tuyệt kỹ, nên còn được xưng gọi là Thư thánh (書聖). Vương Hi Chi bình sinh rất thích Bạch Nga (Ngỗng trắng). Tương truyền tại Sơn Âm (nay là huyện Thiệu Hưng, Chiết Giang) có một đạo sĩ nuôi một đàn ngỗng rất đẹp. Vương Hi Chi sáng sớm nào cũng thả một chiếc thuyền con đến ngắm say mê. Họ Vương nhiều lần thương lượng để mua nhưng đạo sĩ không đồng ý. Mãi về sau đạo sĩ mới nói: “Lâu nay tôi chỉ thích một bản chép “Đạo Đức kinh”. Lụa và bút mực tôi đã chuẩn bị sẵn từ lâu nhưng không ai chép được. Ngài chỉ cần chép cho tôi hai chương thôi, đàn ngỗng này sẽ là của ngài”. Trừ những lúc cao hứng tự vung bút, bình thương xin chữ của Vương Hi Chi rất khó. Nhưng lần này ông sảng khoái ngồi viết suốt nửa ngày. Giao hai chương sách cho đạo sĩ rồi lùa bầy ngỗng đi ngay. Lòng tràn ngập vui sướng tới độ quên cám ơn và chào từ biệt chủ nhân.
-Lâm Hòa Tĩnh ái mai ái hạc: Thời nhà Tống có Cao sĩ Lâm Hòa Tĩnh(967-1028)yêu hoa Mai đến phát dại khờ. Ông ta đến Tây Linh Hàng Châu ở ẩn, đã không xuất sĩ, cũng không lấy vợ, cả ngày chỉ nuôi hạc thưởng mai, tự xưng là "Mai thê Hạc tử" (Vợ là hoa Mai, con là chim Hạc)"
Bộ ngũ sự ký kiểu hội tụ yếu tố ngũ hành tương sinh tương khắc,điển tích của nho gia và đạo gia biểu tượng của khí tiết thanh cao của các bậc cao sĩ,mong cầu sự trường sinh và điềm lành mang hàm ý cát tường may mắn.


COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat