Nghệ thuật làm đồ gốm của người Việt thời Hậu Lê đã đạt đến đỉnh cao. Nhiều tác phẩm để lại từ thời này khiến hậu thế trầm trồ về độ tinh xảo.
Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội.
Chiếc bình gốm hoa lam trang trí hình thiên nga triều Lê sơ (giai đoạn đầu của nhà Hậu Lê), niên đại thế kỷ 15, có nguồn gốc từ lò gốm cổ ở Chu Đậu, Nam Sách, Hải Dương. Hiện vật này đã được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Cận cảnh hình thiên nga trên chiếc bình gốm bảo vật.
Tượng nữ quý tộc bằng gốm men nhiều màu, triều Lê sơ, thế kỷ 15, lò gốm Chu Đậu, Nam Sách, Hải Dương.
Các loại ấm hình chim phượng, chân đèn, kendy, ấm hình gà… làm bằng gốm hoa lam và gốm nhiều màu, niên đại thế kỷ 15, sản xuất tại lò gốm Chu Đậu.
Ang trang trí hoa phù dung làm bằng gốm men xanh tím, niên đại thế kỷ 15, sản xuất tại lò gốm Chu Đậu.
Âu làm bằng gốm hoa lam, niên đại thế kỷ 15, sản xuất tại lò gốm Chu Đậu.
Bình tỳ bà làm bằng gốm hoa lam, niên đại thế kỷ 15, sản xuất tại lò gốm Chu Đậu.
Bình tỳ bà, tước và hộp làm bằng gốm hoa lam và gốm nhiều màu, niên đại thế kỷ 15, sản xuất tại lò gốm Chu Đậu.
Gạch thông gió trang trí hình rồng làm bằng gốm men xanh, triều Lê Sơ, thế kỷ 15, tìm thấy ở khu vực Quần Ngựa, Hà Nội.
Mô hình nhà dùng làm đồ thờ, chất liệu gốm men nhiều màu, triều Lê Trung hưng (giai đoạn tiếp theo của triều đại nhà Hậu Lê, tiếp nối nhà Lê Sơ), thế kỷ 17, được tìm thấy ở Hà Nội
Chân đèn làm bằng gốm hoa lam thời Mạc – Lê Trung hưng, niên hiệu Hưng Trị II (1589), đồ thờ của chùa Quan Âm, Hưng Yên.
Cận cảnh hình rồng trên chiếc chân đèn.
Lư hương làm bằng gốm men nhiều màu, sản xuất ở Bát Tràng, triều Mạc – Lê Trung Hưng, thế kỷ 16 – 17
Tượng nghê làm bằng gốm men trắng và xanh, triều Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 – 18, sản xuất ở Bát Tràng, Hà Nội
Chân đèn thờ làm bằng gốm men nhiều màu, triều Lê Trung Hưng, thế kỷ 17, sản xuất ở Bát Tràng, Hà Nội.
Theo KIẾN THỨC