Cổ vật sưu tầm của hoàng hậu Nam Phương - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Cổ vật sưu tầm của hoàng hậu Nam Phương - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Cổ vật sưu tầm của hoàng hậu Nam Phương - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Cổ vật sưu tầm của hoàng hậu Nam Phương - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Cổ vật sưu tầm của hoàng hậu Nam Phương - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Cổ vật sưu tầm của hoàng hậu Nam Phương - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua
Hồ Chí Minh Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 36.190 35.790
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 36.290 35.790
Vàng nữ trang 99,99% 36.140 35.440
Vàng nữ trang 99% 35.782 35.082
Vàng nữ trang 75% 27.258 25.858
Vàng nữ trang 58,3% 21.222 19.822
Vàng nữ trang 41,7% 15.222 13.822
Hà Nội Vàng SJC 36.450 36.250
Đà Nẵng Vàng SJC 36.450 36.250
Nha Trang Vàng SJC 36.450 36.240
Cà Mau Vàng SJC 36.450 36.250
Buôn Ma Thuột Vàng SJC 36.450 36.240
Bình Phước Vàng SJC 36.460 36.220
Huế Vàng SJC 36.450 36.250
Biên Hòa Vàng SJC 36.430 36.250
Miền Tây Vàng SJC 36.430 36.250
Quãng Ngãi Vàng SJC 36.430 36.250
Đà Lạt Vàng SJC 36.480 36.270
Long Xuyên Vàng SJC 36.430 36.250

Cổ vật sưu tầm của hoàng hậu Nam Phương

28-06-2022

Cổ vật sưu tầm của hoàng hậu Nam Phương

Bát ngọc thời vua Tự Đức, nghiên mực của vua Khải Định... thuộc bộ sưu tập của hoàng hậu Nam Phương được bán với giá cao.

Phiên đấu giá "Bộ sưu tập của ngài Nam Phương - hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam - Mỹ thuật châu Á" của Drouot hôm 17/6 giới thiệu hơn 150 tác phẩm gồm: cổ vật, chén, bát, tranh... do hoàng hậu sưu tập lúc sinh thời.

Bát ngọc được giới thiệu của vua Tự Đức đứng đầu toàn phiên với mức 845.000 euro (20,7 tỷ đồng). Thông tin vật phẩm được giới thiệu ngắn gọn trên website Gazette Drouot - tạp chí của Drouot: Bát ngọc có đường kính 14,5 cm, cao 6,2 cm, với phần miệng bằng vàng. Bát làm bằng ngọc bích, phần thân khắc nổi hai con rồng đang bay lượn trên mây tìm ngọc thiêng. Phía ngoài của đáy bát có dấu chữ triện "Tự Đức niên tạo".

Hoàng hậu Nam Phương tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, mỹ nhân tài sắc vẹn toàn của vùng đất Gò Công, Tiền Giang. Bà chinh phục trái tim của vua Bảo Đại để lên ngôi hoàng hậu triều Nguyễn vào năm 1934. Bà sinh được năm con. Hoàng hậu tập trung chăm sóc con cái, lo lễ tiệc trong cung đình và tham gia một số hoạt động xã hội, từ thiện. Năm 1947, bà cùng các con sang Pháp và sống ở đây đến cuối đời.

Nghiên của vua Khải Định, xuất xứ từ cung An Định ở Huế, đạt giá cao thứ hai trong phiên đấu với 286.000 euro (7,02 tỷ đồng).

Trong phần giới thiệu tác phẩm, nhà đấu giá ghi rõ nghiên mực được làm theo hình lá cây hoa súng bằng ngọc thạch trắng tinh khiết. Phần nắp được chạm khắc hình hoa súng và lá cây cùng dòng chữ "bảo vật của học giả triều đình". Bên trong hộp có một phần rỗng thuôn dài được dùng để lấy mực. Dưới đáy có dòng chữ: "Vào năm Khải Định thứ tư 1916-1925 - Tuyên Hoàng bán một chiếc nghiên ngọc thạch trắng với giá 120 lạng bạc. Nó được đặt trong phủ cung An Định". Chiếc nghiên được đặt trên phần đế chạm khắc những bông hoa sen.

Cặp hộp ngọc bích hình động vật với đôi mắt khảm bằng đá cứng màu đen được bán ở mức 221.000 euro (5,4 tỷ đồng). Theo nhà đấu giá, cổ vật ở thế kỷ 18, 19.

Hai tách trà men xanh lam được bán giá 104.000 euro (2,6 tỷ đồng). Trên nền trắng, hình ảnh hai con rồng năm móng đang tìm ngọc trên mây, họa tiết tổ ong được thể hiện tinh tế bằng men xanh lam. Theo Gazette Drouot, cổ vật có từ thời vua Thiệu Trị (1840-1847). Một sản phẩm tương tự hiện nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Huế.

Sáu bát sứ hình tròn được trang trí hình rồng bằng men lam. Bên ngoài đáy bát có in chữ "Thiệu Trị niên tạo". Thiệu Trị (1807-1847) là vua thứ ba của triều Nguyễn, trị vì từ năm 1841-1847. Cổ vật được một nhà sưu tập mua ở mức 91.000 euro (2,2 tỷ đồng).

Hai bát sứ hình tròn được trang trí bằng lớp men xanh lam với hình rồng năm móng, mây và họa tiết cổ điển. Bên ngoài đáy bát có chữ "nhật" (mặt trời). Theo nhà đấu giá, những sản phẩm có ký tự "nhật" thường được dùng trong hoàng cung, thời vua Minh Mạng (1791-1841). Hai chiếc bát được bán giá 78.000 euro (1,9 tỷ đồng).

Ngoài cổ vật, phiên đấu giá còn có một số tác phẩm nghệ thuật. Bức "Cảnh chợ Đông Dương", chất liệu bột màu trên lụa, kích thước 78x99 cm được bán với giá 88.400 euro (2,17 tỷ đồng). Theo nhà đấu giá, tranh có nguồn gốc từ Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương những năm 1930-1940.

Drouot thành lập từ năm 1852, là một trong những nhà đấu giá lớn ở Paris (Pháp), chuyên đồ mỹ nghệ, cổ vật và tác phẩm nghệ thuật. Hiện Drouot có 15 văn phòng đấu giá và nền tảng trực tuyến, chào bán hàng triệu vật phẩm, thu hút khoảng 3.000 người tham gia mỗi ngày. Thông tin chi tiết về các phiên đấu giá được đăng trên Gazette Drouot - tạp chí về thị trường nghệ thuật và di sản của Drouot - cả bản giấy và online.

  •  

Hiểu Nhân (ảnh: Gazette Drouot)


COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat