ĐÔNG CUNG VÀ ĐỒ SỨ NỘI PHỦ THỊ ĐÔNG - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

ĐÔNG CUNG VÀ ĐỒ SỨ NỘI PHỦ THỊ ĐÔNG - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

ĐÔNG CUNG VÀ ĐỒ SỨ NỘI PHỦ THỊ ĐÔNG - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

ĐÔNG CUNG VÀ ĐỒ SỨ NỘI PHỦ THỊ ĐÔNG - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

ĐÔNG CUNG VÀ ĐỒ SỨ NỘI PHỦ THỊ ĐÔNG - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
ĐÔNG CUNG VÀ ĐỒ SỨ NỘI PHỦ THỊ ĐÔNG - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua
Hồ Chí Minh Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 36.190 35.790
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 36.290 35.790
Vàng nữ trang 99,99% 36.140 35.440
Vàng nữ trang 99% 35.782 35.082
Vàng nữ trang 75% 27.258 25.858
Vàng nữ trang 58,3% 21.222 19.822
Vàng nữ trang 41,7% 15.222 13.822
Hà Nội Vàng SJC 36.450 36.250
Đà Nẵng Vàng SJC 36.450 36.250
Nha Trang Vàng SJC 36.450 36.240
Cà Mau Vàng SJC 36.450 36.250
Buôn Ma Thuột Vàng SJC 36.450 36.240
Bình Phước Vàng SJC 36.460 36.220
Huế Vàng SJC 36.450 36.250
Biên Hòa Vàng SJC 36.430 36.250
Miền Tây Vàng SJC 36.430 36.250
Quãng Ngãi Vàng SJC 36.430 36.250
Đà Lạt Vàng SJC 36.480 36.270
Long Xuyên Vàng SJC 36.430 36.250

ĐÔNG CUNG VÀ ĐỒ SỨ NỘI PHỦ THỊ ĐÔNG

03-04-2019

ĐỒ SỨ KÝ KIỂU THỜI CHÚA TRỊNH

Bài: Philippe Truong; Ảnh: Philippe Truong, Trần Đức Anh Sơn và Jochen May

Kỳ 4: ĐÔNG CUNG VÀ ĐỒ SỨ NỘI PHỦ THỊ ĐÔNG

1. Đồ sứ Nội phủ thị hữu đời Trịnh Cương và Trịnh Doanh

Đông cung là nơi ở của các thế tử, người sẽ được kế vị ngôi chúa Trịnh. Sách Hoàng Lê nhất thống chí cho hay: “Theo lệ cũ, người con trai nối ngôi chúa hễ đến mười hai tuổi thì phải ra ở Đông cung”.1 Theo đó, trong khoảng thời gian từ 13 đến 16 tuổi, người được chúa Trịnh lựa chọn để truyền ngôi, sẽ được tấn phong thế tử và được vào ở tại Đông cung ở bên trong phủ chúa Trịnh. Những món đồ sứ ký kiểu hiệu đề Nội phủ thị đôngchính là đồ dùng của các thế tử tại Đông cung. Việc tấn phong thế tử của họ Trịnh bắt đầu từ đời chúa Trịnh Cương (1709 – 1929) khi chúa phong cho Trịnh Giang làm thế tử vào năm 1720. Trong suốt 243 năm chúa Trịnh cầm quyền ở Đàng Ngoài (1545 – 1788) chỉ có ba người được phong làm thế tử. Đó là: Trịnh Giang (phong năm 1720), Trịnh Sâm (1745) và Trịnh Cán (1780). Vì thế, đồ sứ Nội phủ thị đông được ký kiểu sớm nhất phải từ năm 1721 trở đi sau khi có việc tấn phong thế tử lần đầu tiên cho Trịnh Giang vào năm 1720.

Thời Lê – Trịnh, từ triều Quang Hưng (1578 – 1599) trở về sau, người được lựa chọn để kế vị ngôi chúa, khi đến tuổi thành niên, sẽ được phong làm Quốc công tiết chế và được tham gia cai trị quốc gia. Chẳng hạn, năm 1720, khi Trịnh Giang được chúa Trịnh Cương phong làm thế tử, thì đến năm 1727, ông được phong là Tiết chế thủy bộ chủ quân, Thái úy Thịnh quốc công và cho mở phủ Diện quốcđể ở ; hoặc Trịnh Sâm sau khi được phong làm thế tử vào năm 1745 thì đến năm 1758, ông được chúa Trịnh Doanh (1740 – 1767) phong cho ông làm Tiết chế thủy bộ chủ quân, Thái úy Tĩnh Quốc công, cho mở phủ Lượng quốc để ở, đồng thời chúa Trịnh Doanh cũng giao hết thảy công việc triều chính cho Trịnh Sâm xử lý. Đến đây thì nảy sinh một câu hỏi rất cần giải đáp: Đó là sau khi ra lập phủ đệ riêng, các thế tử họ Trịnh có được phép mang đồ sứ Nội phủ thị đông của Đông cung đi theo hay không?

Vì là đồ dùng trong cung điện của thế tử, nên các món đồ sứ Nội phủ thị đông thường được vẽ lân, linh vật thứ hai trong tứ linh. Theo điển tích Trung Hoa, lân là linh thú biểu trưng cho sự hoàn thiện, cao cả, khoan dung và sự khôn khéo. Hình tượng lân cưỡi thủy ba (sóng biển) được coi là biểu tượng của thanh bình. Lân cũng được chọn làm hình ảnh của các vị thái tử trong thế đối sánh long – lân (vua – thái tử). Vì chúa Trịnh tiếm quyền vua Lê nên hình ảnh con lân cũng được các chúa Trịnh tiếm dụng làm biểu tượng của thế tử và được chọn để trang trí cho các món đồ sứ Nội phủ thị đông.

1.1. Đồ sứ Nội phủ thị đông đời chúa Trịnh Cương

Đồ sứ Nội phủ thị đông đời Trịnh Cương được trang trí rất sinh động, với những nét vẽ tài tình và tự nhiên. Trên một chiếc đĩa hiệu đề Nội phủ thị đông (sưu tập Phạm Hy Tùng)3trang trí đề tài lân hí thủy, vẽ hai con kỳ lân đang nô đùa trên sóng nước ở giữa những đám mây trông rất sống động. Con thứ nhất đang cưỡi trên đỉnh một ngọn sóng, trong khi con thứ hai dường như đang từ trên trời bay xuống với bốn chân dang rộng. Nét vẽ được chăm chút, tỉ mỉ, nhất là ở các chi tiết như cái bờm, cái đuôi xoắn và các lớp vảy trên thân. Những ngọn sóng mang đặc trưng kiểu văn thủy ba đời Trịnh Cương với những làn sóng uốn lượn nhẹ nhàng. Bố cục họa tiết đơn giản nhưng hợp lý, nhấn mạnh sự chuyển động của các ngọn sóng khiến họa tiết sinh động một cách tự nhiên. Mặt ngoài chiếc đĩa cũng trang trí hình hai con lân khác đang nằm trên các ngọn sóng.

Đĩa Nội phủ thị đông đời Trịnh Cương. Sưu tập Phạm Hy Tùng

Đĩa Nội phủ thị đông đời Trịnh Cương. Sưu tập Phạm Hy Tùng

Cũng đề tài lân hí thủy, nhưng trang trí trên cái đĩa Nội phủ thị đông của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TPHCM lại có chút biến đổi: một con lân đang đứng trên ngọn sóng quay đầu nhìn một con lân khác đang nhảy qua mình nó. Mặt ngoài chiếc đĩa này chỉ vẽ duy nhất một con lân đang nô đùa với các con sóng. Dưới đáy chiếc đĩa này, ngoài hiệu đề được viết bằng màu lam dưới lớp men phủ, còn có bốn chữ Hán giá quyết thập khẩu,  nghĩa là “cái (đĩa) này quyết định được thu nhập (như) là hàng nhập khẩu”. Đây là các chữ Hán được chủ nhân món đồ khắc thêm sau này.

Đĩa Nội phủ thị đông đời Trịnh Cương. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TPHCM

Đĩa Nội phủ thị đông đời Trịnh Cương. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TPHCM

Ngoài ra, trên những chiếc bát Nội phủ thị đông được ký kiểu vào đời chúa Trịnh Cương, những nghệ nhân trang trí chỉ vẽ hình hai con lân cùng đứng trên một ngọn sóng, đầu quay về phía sau theo hai hướng ngược nhau.

1.2. Đồ sứ Nội phủ thị đông đời chúa Trịnh Doanh

Các đồ sứ Nội phủ thị đông do chúa Trịnh Doanh đặt làm cho thế tử Trịnh Sâm cũng tuân theo chủ đề và bố cục trang trí như đồ sứ Nội phủ thị đông đời chúa Trịnh Cương. Song cũng có một vài thay đổi trong họa tiết như: con kỳ lân chỉ có một sừng duy nhất (đây là lần đầu tiên trên đồ sứ ký kiểu thời chúa Trịnh xuất hiện hình vẽ kỳ lân một sừng), hay sự hiện diện của những ngọn lửa xuất phát từ trên thân con lân và hình một ngọn sóng lớn vươn lên cao và biến thành đám mây.

Điển hình cho motif này là chiếc đĩa Nội phủ thị đông nguyên thuộc sưu tập của Vương Hồng Sển4 vẽ hình một con kỳ lân đang chạy trên các ngọn sóng và con lân thứ nhì thì đang nhảy múa trên không trung, giữa hai con lân là một quả cầu với bốn tia lửa tỏa ra bốn hướng. Bố cục trang trí hơi rườm rà, nét vẽ cách điệu, ít linh hoạt và hồn nhiên như các đồ án trang trí trên đồ sứ Nội phủ thị đông đời chúa Trịnh Cương.

Đĩa Nội phủ thị đông đời Trịnh Doanh. Sưu tập Dương Hà

Đĩa Nội phủ thị đông đời Trịnh Doanh. Sưu tập Dương Hà

Hình ảnh con kỳ lân với một sừng duy nhất đã xuất hiện trong mỹ thuật Việt Nam trong các thế kỷ XVI – XVII, ở trên bệ đá chùa Bút Tháp và trên cặp chân đèn gốm Bát Tràng do Đỗ Phủ chế tác5 vào đời Hoằng Định (1601 – 1619). Trên cặp chân đèn gốm Bát Tràng này, con lân một sừng mang trên lưng một vòng tròn âm dương, thường được gọi là long mã, một biến thể với đầu rồng, mình lân, chân ngựa.

Đĩa Nội phủ thị đông đời Trịnh Doanh. Sưu tập Jochen May

Đĩa Nội phủ thị đông đời Trịnh Doanh. Sưu tập Jochen May

Ngoài ra, trong sưu tập Dương Hà (TPHCM) có một chiếc đĩa Nội phủ thị đông, cũng là đồ sứ ký kiểu đời chúa Trịnh Doanh, vẽ hai con kỳ lân, một con có một sừng, con còn lại có hai sừng và một vầng mây và sóng kết hợp che ở phía trên hai con lân này. Bố cục trang trí của chiếc đĩa này trông rối rắm hơn so với các đồ án trang trí trên đồ sứ Nội phủ thị đông đời Trịnh Cương.

Đĩa Nội phủ thị đông đời Trịnh Doanh. Sưu tập Loan de Fontbrune

Đĩa Nội phủ thị đông đời Trịnh Doanh. Sưu tập Loan de Fontbrune

Kỳ lạ hơn là lối vẽ con kỳ lân cưỡi sóng trong lòng một chiếc đĩa nhỏ thuộc sưu tập của Jochen May ở Neustadt (Đức). Con lân này có một cái mõm dài và nhọn, khác với tất cả những con lân từng xuất hiện trên đồ sứ ký kiểu thời chúa Trịnh. Hiện tại, chúng ta chưa tìm ra nguyên nhân vì sao con lân này được vẽ như vậy. Có thể đây là sáng tạo của một họa sĩ nào đó. Người họa sĩ này cũng là tác giả của một chiếc đĩa Nội phủ thị đông khác, lớn hơn, thuộc sưu tập Loan de Fontbrune. Trên chiếc đĩa này, một con lân trên lưng có vòng tròn âm dương, đang cưỡi trên một ngọn sóng ở trên cao, nhìn về con lân thứ hai, cũng đang cưỡi trên sóng nhưng ở vị trí thấp hơn. Căn cứ vào hình vẽ và minh văn trên một chiếc hũ gốm men rạn vẽ lam6 chế tác tại Bát Trang vào đời Gia Long, thì đồ án này có tên là long mã phụ hà đồHà đồ hay Tiên thiên hà đồ là một hình vẽ biểu tượng cho âm dương, tứ tượng (thái âm, thái dương, thiếu âm, thiếu dương) và bát quái (càn, khảm, cấn, chấn, tốn, li, khôn, đoài), tượng trưng của sự hoàn thiện và hòa hợp của vũ trụ. Như vậy, trang trí trên đĩa này có thể hiểu là một cầu chúc cho sự cai trị tốt lành (con kỳ lân), thanh bình (những ngọn sóng) và thuận theo ý trời (Tiên thiên hà đồ). Ngoài ra, hình ảnh con long mã mang hà đồ trên lưng, cưỡi trên sóng nước và đứng giữa hai con kỳ lân khác còn được vẽ trên thành ngoài một chiếc bát Nội phủ thị đông khác, cũng thuộc sưu tập Jochen May.

Bát Nội phủ thị đông đời Trịnh Doanh. Sưu tập Jochen May

Bát Nội phủ thị đông đời Trịnh Doanh. Sưu tập Jochen May


COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat