Gốm hoa lam – từ Trung Hoa tới Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Gốm hoa lam – từ Trung Hoa tới Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Gốm hoa lam – từ Trung Hoa tới Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Gốm hoa lam – từ Trung Hoa tới Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Gốm hoa lam – từ Trung Hoa tới Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Gốm hoa lam – từ Trung Hoa tới Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua
Hồ Chí Minh Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 36.190 35.790
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 36.290 35.790
Vàng nữ trang 99,99% 36.140 35.440
Vàng nữ trang 99% 35.782 35.082
Vàng nữ trang 75% 27.258 25.858
Vàng nữ trang 58,3% 21.222 19.822
Vàng nữ trang 41,7% 15.222 13.822
Hà Nội Vàng SJC 36.450 36.250
Đà Nẵng Vàng SJC 36.450 36.250
Nha Trang Vàng SJC 36.450 36.240
Cà Mau Vàng SJC 36.450 36.250
Buôn Ma Thuột Vàng SJC 36.450 36.240
Bình Phước Vàng SJC 36.460 36.220
Huế Vàng SJC 36.450 36.250
Biên Hòa Vàng SJC 36.430 36.250
Miền Tây Vàng SJC 36.430 36.250
Quãng Ngãi Vàng SJC 36.430 36.250
Đà Lạt Vàng SJC 36.480 36.270
Long Xuyên Vàng SJC 36.430 36.250

Gốm hoa lam – từ Trung Hoa tới Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản

15-07-2019

Chùm ảnh: Gốm hoa lam – từ Trung Hoa tới Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản

Khám phá vẻ đẹp, sự đặc sắc của các món đồ gốm sứ men trắng hoa lam qua loạt đồ gốm cổ quý giá của Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên được giới thiệu tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

Nậm gốm men trắng hoa lam Trung Quốc, niên đại thế kỷ 17-18. Đồ gốm sứ men trắng hoa lam được sản xuất đầu tiên tại Trung Quốc vào thời nhà Nguyên (thế kỷ13-14). Đây là kỹ thuật sử dụng màu xanh lam đặc biệt vẽ trang trí các họa tiết hoa trên gốm trắng, sau đó phủ lớp men bóng trong suốt và nung trong lò có nhiệt độ cao.

Bát gốm men trắng hoa lam Trung Quốc, niên đại thế kỷ 17-18. Sau khi nung, các họa tiết hoa văn màu xanh đẹp tinh xảo hiện lên trên nền trắng của gốm sứ. Việc sản xuất đồ gốm sứ men trắng hoa lam thể hiện sự thay đổi lớn về phương thức sản xuất và kỹ thuật chế tác trong lịch sử sản xuất gốm sứ.

Lọ gốm men trắng hoa lam Trung Quốc, niên đại thế kỷ 17-18. Việc áp dụng kỹ thuật men trắng hoa lam được coi như là một bước tiến đem lại hiệu quả trang trí cao hơn so với trước đây, thể hiện sự kết hợp mới trong việc chế tác đồ thủ công mỹ nghệ và hội họa.

Ấm gốm men trắng hoa lam Trung Quốc, niên đại thế kỷ 17-18. Kỹ thuật chế tác đồ gốm sứ men trắng hoa lam Trung Quốc đã được du nhập tới Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, các nước Đông Nam Á và châu Âu, tiếp tục được phát triển thành kỹ thuật chế tác đồ thủ công mỹ nghệ đặc sắc của từng quốc gia.

Bảo vật quốc gia Việt Nam – bình gốm hoa lam vẽ thiên nga thời Lê Sơ, thế kỷ 15, khai quật tại tàu cổ Cù Lao Chàm. Việt Nam đã tiếp nhận kỹ thuật chế tác từ Trung Quốc và bắt đầu chế tác đồ gốm sứ men trắng hoa lam từ khoảng thế kỷ 14.

Hũ gốm trắng men lam trang trí cảnh sinh hoạt, niên đại thế kỷ 15, khai quật tại tàu cổ Cù Lao Chàm. Đồ gốm sứ men trắng hoa lam Việt Nam trở nên nổi tiếng với vai trò là sản phẩm thay thế đồ gốm sứ Trung Quốc trong thời kỳ nhà Minh thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.

Âu gốm men trắng hoa lam Triều Tiên, niên đại thế kỷ 19. Đồ gốm sứ men trắng hoa lam Trung Quốc được du nhập vào Triều Tiên đầu thời kỳ Choseon cuối thời kỳ Goryeo (cuối thế kỷ 14).

Bát gốm men trắng hoa lam Triều Tiên, niên đại thế kỷ 19. Triều Tiên cũng du nhập màu vẽ đặc biệt từ Trung Quốc và bắt đầu sản xuất đồ gốm sứ men trắng hoa lam.

Nậm gốm men trắng hoa lam Triều Tiên, niên đại thế kỷ 19. Từ nửa sau thế kỷ 15, đồ gốm men trắng hoa lam chế tác tại Triều Tiên có đặc trưng riêng và trở thành sản phẩm thương mại quốc tế vào thế kỷ 19.

Bình gốm men trắng hoa lam Nhật Bản, niên đại thế kỷ 17-18. Đồ gốm men trắng hoa lam Nhật Bản được bắt đầu sản xuất vào khoảng đầu thế kỷ 17.

Bát gốm men trắng hoa lam Nhật Bản, niên đại thế kỷ 18. Kế thừa các kỹ thuật chế tác đồ gốm sứ của Trung Quốc, Triều Tiên và kết hợp với các kỹ thuật chế tác địa phương đặc biệt, Nhật Bản đã phát triển nền sản xuất đồ gốm sứ riêng với nhiều nét độc đáo.

Theo KIẾN THỨC.

COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat