Gốm men ngọc thời Lý - Trần thế kỷ 11-14 - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Gốm men ngọc thời Lý - Trần thế kỷ 11-14 - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Gốm men ngọc thời Lý - Trần thế kỷ 11-14 - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Gốm men ngọc thời Lý - Trần thế kỷ 11-14 - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Gốm men ngọc thời Lý - Trần thế kỷ 11-14 - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Gốm men ngọc thời Lý - Trần thế kỷ 11-14 - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua
Hồ Chí Minh Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 36.190 35.790
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 36.290 35.790
Vàng nữ trang 99,99% 36.140 35.440
Vàng nữ trang 99% 35.782 35.082
Vàng nữ trang 75% 27.258 25.858
Vàng nữ trang 58,3% 21.222 19.822
Vàng nữ trang 41,7% 15.222 13.822
Hà Nội Vàng SJC 36.450 36.250
Đà Nẵng Vàng SJC 36.450 36.250
Nha Trang Vàng SJC 36.450 36.240
Cà Mau Vàng SJC 36.450 36.250
Buôn Ma Thuột Vàng SJC 36.450 36.240
Bình Phước Vàng SJC 36.460 36.220
Huế Vàng SJC 36.450 36.250
Biên Hòa Vàng SJC 36.430 36.250
Miền Tây Vàng SJC 36.430 36.250
Quãng Ngãi Vàng SJC 36.430 36.250
Đà Lạt Vàng SJC 36.480 36.270
Long Xuyên Vàng SJC 36.430 36.250

Gốm men ngọc thời Lý - Trần thế kỷ 11-14

17-07-2019

Gốm men ngọc thời Lý - Trần thế kỷ 11-14

 
Gốm men ngọc cũng là một dòng gốm nổi tiếng của Việt Nam. Trước nay, các nhà khoa học thường cho rằng gốm men ngọc được sản xuất ở Thanh Hoá, Thăng Long, Thiên Trường (Nam Định). và nằm trong khung niên đại Lý - Trần, thế kỷ 11-14. Tuy nhiên, tài liệu khai quật khảo cổ học tại các di tích lò gốm cổ ở Hải Dương gần đây lại cho biết, đồ gốm men ngọc còn kéo dài đến thế kỷ 15. Ngoài ra, ở đây còn có loại gốm ngoài men ngọc trong hoa lam, được sản xuất vào thế kỷ 15, điển hình trong số đó là bát, đĩa. Gốm men ngọc thường chỉ gồm các loại đồ gốm gia dụng, không có loại hình nào kích thước lớn như thạp, thống của dòng gốm hoa nâu. Gốm men ngọc là loại gốm được chế tạo công phu, đất lọc kỹ tạp chất, xương gốm mịn, rắn chắc và nặng. Lớp men phủ ngoài rất dày, màu xanh ngọc, trong và bóng. Do quá trình nung, men ngọc cần có độ lửa hoàn nguyên với thời gian vừa đủ, còn nếu không, các sắc độ men ngọc sẽ thay đổi. Quan sát các đồ gốm men ngọc Việt Nam thấy có các sắc độ màu vàng xám, vàng chanh, xanh ngọc sẫm hay xanh ngả da táo. Qua thời gian, lớp men dày này cũng có nhiều trường hợp bị biến dạng, có vết rạn trong men. Đó cũng là những nét khác và có thể “tách bạch” với gốm men ngọc Trung Quốc cùng thời.

Loại hình gốm men ngọc có ấm, âu, bát, bình, chén cao chân, đĩa các loại, hộp, lư hương, liễn, lọ, ống nhổ... Kiểu dáng và trang trí các loại hình đồ gốm men ngọc cũng thường thấy kết hợp trang trí loại hoa văn khắc chìm hoặc in chìm với chạm đắp nổi, khiến cho men đọng giọt đậm nhạt không đều nhau, tạo nên hiệu quả thẩm mỹ rất đặc biệt.

Ấm có dạng hình quả dưa, quả cam, quả bí hoặc quả bầu lọ (có 2 bầu)..., nghĩa là kiểu dáng ấm dường như được lấy từ các mẫu hoa quả tự nhiên. Vòi ấm có thể là đầu rồng, quai là hình chim vẹt hay một hình chim nhỏ. Vai ấm có khi là băng cánh sen nổi, cánh to xen nhỏ, cũng có khi là văn mây hình khánh. Trên thân ấm khắc chìm băng dây lá hoặc cánh sen.

Một số loại ấm tiêu biểu như:

Ấm có miệng đứng, thân dáng quả dưa, cao 24cm, đường kính miệng 8,5cm, vòi hình đầu rồng, quai hình đuôi rồng, đáy lõm để mộc. Vai đắp nổi 4 dải mây hình khánh trong 2 đường chỉ nổi. Thân khắc chìm hoa lá sen và băng cánh sen, men ngọc màu xanh ngả vàng .

Ấm gốm men ngọc có nắp, chỏm nắp hình búp sen, thân hình quả bưởi, vòi hình đầu chim, quai hình chim vẹt, đế nhỏ để mộc, chiều cao cả nắp 10,5cm, ấm phủ men ngọc màu vàng xám .

Ấm men ngọc hình quả dưa, cao 19,6cm, đường kính miệng 6,5cm miệng thấp, đế nhỏ, đáy mộc, vòi hình đầu chim, quai hình khuyên, thành ngoài khắc chìm dây lá, men xanh ngọc rạn ngả vàng.

Ấm men ngọc xanh ngả vàng, niên đại cuối thời Trần đầu thời Lê sơ, cao 19,2cm, đường kính miệng 6,5cm, miệng thấp, đế nhỏ, đáy mộc, vòi hình đầu chim, quai hình khuyên. Thành ngoài khắc các băng văn mây, dây lá cách điệu và cánh sen .

Lại có ấm khác tạo dáng như quả bầu lọ, vòi cao, quai hình khuyên dài, đế thấp, đáy tô nâu. Quanh thân khắc các đường chỉ chia múi, men ngọc rạn màu xanh ngả vàng.

Âu có dạng miệng cúp, thân phình, đế thấp, trang trí nổi những bông hoa nhỏ, hình thú và những dải lá chìm. Có âu mang dáng dấp một loại bát sâu lòng, miệng cao, gờ miệng đứng, vai phình xuôi dần xuống đế. Âu thường được trang trí khắc chìm các loại chữ S gấp khúc, cánh sen đơn giản hoặc những dải lá cỏ mềm, nhũ đinh, hình thú, cùng băng dây lá cách điệu.

Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu:

Âu men ngọc rạn màu xanh, cao 11,7 cm, đường kính miệng 11,9 cm, thời Trần, thế kỷ 13-14, có miệng cúp, thân phình, chân đế thấp, đáy bằng tô nâu. Thành ngoài in nổi 4 hình linh thú giữa 2 băng hoa nổi .

Âu men ngọc rạn ngả vàng, cao 11,2cm; đường kính 11,5 cm, có miệng cúp, thân phình gần giống âu trên nhưng thành ngoài có băng nhũ đinh nổi và băng dây lá cách điệu khắc chìm.

Âu men ngọc rạn ngả vàng khác, cao 10cm, đường kính miệng 15,6cm, có dáng đấu gỗ, thành ngoài khắc băng cánh hoa cúc.

Âu men ngọc sẫm, cao 8,6cm, đường kính 15,3cm, thân phình nở, thu dần về đế, chân thấp lõm để mộc, giữa lòng in chìm bông hoa. Kiểu dáng âu này giống hệt loại âu men nâu ngoài, trong lòng hoa lam hay loại âu vẽ nâu rỉ sắt ở thế kỷ 14-15.

Bát và đĩa gốm men ngọc có rất nhiều kiểu dáng khác nhau nhưng đáng lưu ý là sự tương ứng về kiểu dáng và hoa văn trang trí.

Dưới đây là một số kiểu bát và đĩa gốm men ngọc thời Lý thường thấy:

Kiểu 1: Miệng loe, thành cong đều, chân đế nhỏ.

Kiểu 2: Miệng loe, thành vát cho nên từ miệng tới đế gần thẳng (có người gọi là kiểu hình phễu, cắt dọc hình chữ V).

Bát và đĩa gốm men ngọc thời Trần thường có xu hướng giảm độ cong ở thân và chân đế thấp, rộng ra, trông vững chãi hơn. Trang trí trên bát-đĩa gốm men ngọc thời Lý-Trần theo 2 cách khắc, in chìm hoặc nổi dưới men. Trong lòng bát đĩa đôi khi còn có 4, 5 dấu kê hoặc khoanh lòng.

Từ tạo dáng cho đến trang trí thường lấy hoa sen, hoa cúc làm khuôn mẫu. Hoa sen được thể hiện theo nhiều bố cục khác nhau. Ngoài ra còn có các đề tài khác như hoa cúc dây, hoa lá cách điệu, hoa cúc nhiều tầng, cánh hoa sen lẫn cúc, Bát bảo của Phật giáo, chữ S gấp khúc, cánh sen, "các em bé của thế giới cực lạc", hoa lá, mây và cá...

Một số mẫu bát đĩa gốm men ngọc hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là những ví dụ tiêu biểu:

Bát men ngọc ngả vàng, cao 7,6-7,7cm, đường kính miệng 15,7cm-19cm, thành ngoài in nổi băng cánh sen hoặc cánh cúc.

Bát gốm men ngọc rạn xanh ngả vàng, cao 7,6cm, đường kính miệng 17cm, miệng loe, thành cong đế nhỏ, trong lòng in nổi 3 tầng cánh cúc (như mô tả một bông hoa cúc nở xoè cánh).

Bát gốm men ngọc xanh ngả vàng, cao 7,5cm, đường kính miệng 16,4cm có miệng khum, thành cong, gờ cắt khấc hình cánh hoa, chân đế nhỏ. Trong lòng bát in nổi bông sen, bao quanh có 7 chữ Hán trong ô tròn.

Bát gốm men ngọc thời Lý, có miệng loe, thành vát, cao 6,7-7,5cm, đường kính miệng 17,2-18,2cm, trong lòng in nổi 2 hình em bé vui đùa trong hoa lá.

Cùng kiểu dáng bát trên, có bát gốm men xanh ngọc ngả vàng thời Trần, cao 6,4cm, đường kính miệng 16,4cm, trong lòng in nổi hoa cúc 3 tầng và 5 dấu kê.

Đồng dạng với kiểu bát trên là loại đĩa gốm men xanh ngọc ngả vàng xám, cao 3,7cm, đường kính 16,8cm, hay đĩa gốm men xanh ngọc da táo, cao 4cm, đường kính 15cm.

Bình gốm men ngọc thời Lý rất hiếm, đại diện như chiếc bình cao 7,6cm, đường kính miệng 6,9cm, miệng loe, thân dáng búp sen, chân đế thấp, trang trí khắc chìm băng hồi văn và cánh sen.

Bình gốm men ngọc thời Trần có kiểu dáng phong phú hơn. Có bình loại miệng nhỏ, cổ eo vai phình, thân thuôn, đế choãi, trang trí in nổi hoa cúc dây ở phần trên, cánh hoa cúc nổi ở phần dưới. Kiểu dáng loại bình này có sự tương đồng loại mai bình của thời Tống-Nguyên (Trung Quốc).

Nhưng nhiều bình men ngọc khác lại có dáng khác với miệng và cổ hình loa, thân hình cầu, chân đế thấp giống như loại hình ống nhổ bằng đồng thời cận đại. Có chiếc khắc chìm hồi văn chữ V và dây lá phủ kín từ miệng đến chân, chiếc khác lại đắp nổi băng hoa tròn. Ở giai đoạn cuối Trần đầu Lê, thế kỷ 14-15, lại thấy xuất hiện kiểu bình miệng loe đoạn thân trên hình trụ cao, thân dưới phình, chân đế có đường gien. Kiểu dáng này cũng tương tự loại bình men trắng cùng thời.

Ngoài các loại hình trên, nhiều mảnh lư hương trang trí in nổi “Bát quái” hoặc khắc chìm dây hoa lá cúc, mảnh liễn trang trí nổi cánh sen, cánh to xen cánh nhỏ, mảnh chén cao chân (tước) loại miệng loe thành cong, sâu lòng, chân đế tạo hình đốt trúc, đã tìm thấy ở di tích Đồng Gạch, Đồng Giếng, Quần Ngựa trong khu vực thành Thăng Long. Ở Cống Vị, Ngọc Hà trước đây còn tìm thấy cả những phế phẩm của lò gốm như các chồng bát đĩa dính nhau.

Gốm men ngọc thời Lý-Trần đóng góp những bằng chứng sinh động về truyền thống riêng biệt của gốm Việt Nam.

TS. Nguyến Đình Chiến(Nguyên PGĐ BTLSQG)


COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat