Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt? - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt? - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt? - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt? - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt? - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt? - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua
Hồ Chí Minh Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 36.190 35.790
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 36.290 35.790
Vàng nữ trang 99,99% 36.140 35.440
Vàng nữ trang 99% 35.782 35.082
Vàng nữ trang 75% 27.258 25.858
Vàng nữ trang 58,3% 21.222 19.822
Vàng nữ trang 41,7% 15.222 13.822
Hà Nội Vàng SJC 36.450 36.250
Đà Nẵng Vàng SJC 36.450 36.250
Nha Trang Vàng SJC 36.450 36.240
Cà Mau Vàng SJC 36.450 36.250
Buôn Ma Thuột Vàng SJC 36.450 36.240
Bình Phước Vàng SJC 36.460 36.220
Huế Vàng SJC 36.450 36.250
Biên Hòa Vàng SJC 36.430 36.250
Miền Tây Vàng SJC 36.430 36.250
Quãng Ngãi Vàng SJC 36.430 36.250
Đà Lạt Vàng SJC 36.480 36.270
Long Xuyên Vàng SJC 36.430 36.250

Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt?

19-01-2022

Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt?

19/01/2022 07:39 GMT+7

TTO - Có lúc tạo hình hổ trong mỹ thuật Việt thể hiện sự khỏe khoắn, uy dũng hoặc đáng sợ, nhưng có những giai đoạn con hổ được tạo hình hiền lành, gần gũi tựa một con thú nuôi trong nhà, gây ngạc nhiên cho người xem.


 

Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt? - Ảnh 1.

Nhà sử học Dương Trung Quốc xem triển lãm - Ảnh: T.ĐIỂU

Tạo hình hổ hiền lành này trong mỹ thuật Việt Nam ở nhiều thời kỳ theo nhà sử học Dương Trung Quốc là một nét văn hóa rất đặc biệt, cho thấy người Việt từ xa xưa đã chọn sống hòa thuận với thiên nhiên, dù là thiên nhiên dữ dằn nhất.

Những hình tượng hổ này đang được Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với khu di tích lịch sử Đền Hùng và một số nhà sưu tập tư nhân giới thiệu tới công chúng trong trưng bày chuyên đề Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam tại số 1 Tràng Tiền, Hà Nội.

Chỉ với trên 30 hiện vật và tài liệu, hình ảnh chọn lọc từ tượng thờ, vật liệu trang trí, tranh thờ dân gian nhưng trưng bày mang đến cho công chúng một hình dung bao quát về sự vận động đổi thay rất thú vị của hình tượng hổ qua các giai đoạn khác nhau của 2.000 năm mỹ thuật Việt Nam.

Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt? - Ảnh 2.

Một tượng hổ cổ tạo hình ngộ nghĩnh được trưng bày - Ảnh: T.ĐIỂU

Nếu như hổ trong nghệ thuật thời Đông Sơn cho thấy sự tôn thờ sức mạnh, oai linh của loài vật này thì sang nghệ thuật của 10 thế kỷ đầu Công nguyên lại gắn với các quan niệm về tứ tượng (tứ linh, tứ thần thú) với Thanh Long (trấn giữ phương Đông), Bạch Hổ (trấn giữ phương Tây), Chu Tước (trấn giữ phương Nam), Huyền Vũ (trấn giữ phương Bắc).

Vì mang ý nghĩa tâm linh, tôn giáo Hổ được tạo hình xa rời hình ảnh của hổ trong thực tế.

Tới tượng hổ trong các lăng mộ thời Trần (1225 - 1400) lại có tạo hình khỏe khoắn, sinh động, thể hiện sự dũng mãnh, oai phong, đồng thời được coi như linh thú trấn yểm, bảo vệ các lăng mộ...

Hổ trong nghệ thuật gốm tuy không có nhiều như rồng, phượng, lân hoặc chim, cá, vịt, hươu, ngựa... nhưng những hiện vật khảo cổ cho thấy sự hiện diện của hổ trên đồ gốm khá sớm và có tính liên tục, sớm nhất là trên các thạp gốm hoa nâu thời Trần.

Chúng được tạo hình khỏe khoắn, sinh động, mang vẻ dũng mãnh khi rượt đuổi nhau hoặc rượt đuổi con mồi.

Hình tượng hổ cũng xuất hiện trên nhiều dòng đồ gốm khác. Những hình hổ này hoàn toàn không mang các ý nghĩa tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng hay sự sợ hãi, sùng bái như các thời kỳ trước mà thường là các đồ án trang trí tươi vui, sinh động.

Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt? - Ảnh 3.

Hổ được tạo hình giản lược về hình thức, thể hiện cái nhìn hồn nhiên, mộc mạc, hóm hỉnh, đầy sức sống của nghệ thuật dân gian truyền thống - Ảnh: T.ĐIỂU

Hổ trong điêu khắc đình làng thế kỷ 16 - 18 rất đặc biệt, rất gần gũi, thân quen, không bị lệ thuộc, gò bó về tạo hình, chúng đa dạng về thủ pháp, giản lược về hình thức, thể hiện cái nhìn hồn nhiên, mộc mạc, hóm hỉnh, đầy sức sống của nghệ thuật dân gian truyền thống.

Hổ trong tranh dân gian Hàng Trống có trưng bày Ngũ hổ - bức tranh nổi tiếng được lưu truyền qua nhiều đời trong không gian thờ phụng. Ngoài ra còn có các tranh độc hổ theo màu sắc tương ứng như thanh hổ, bạch hổ, xích hổ, hắc hổ.

Hổ trong mỹ thuật thời Nguyễn, thế kỷ 19 - 20 được sử dụng trang trí đa dạng từ cung đình đến dân gian, từ các biểu tượng tôn giáo, tín ngưỡng đến đời sống sinh hoạt thường nhật và tạo hình hổ theo đó cũng rất phong phú.

Trưng bày mở cửa đón khách đến ngày 31-8.

Một số hình ảnh hiện vật trong trưng bày:

Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt? - Ảnh 4.

Chân đèn trang trí hình hổ, voi, chất liệu đồng pháp lam thế kỷ 19 - Ảnh: T.ĐIỂU

Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt? - Ảnh 5.

Bình rượu gốm hoa lam nhiều màu là gốm Chu Đậu thế kỷ 15 - Ảnh: T.ĐIỂU

Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt? - Ảnh 6.

Bức chạm hổ trên ô thoáng cửa thế kỷ 17 ở Mê Linh, Hà Nội - Ảnh: T.ĐIỂU

Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt? - Ảnh 7.

Đĩa gốm Chu Đậu thế kỷ 15 vẽ hình hổ - Ảnh: T.ĐIỂU

Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt? - Ảnh 8.

Tượng hổ gốm Bát Tràng thế kỷ 18 - Ảnh: T.ĐIỂU

Nhiếp ảnh gia Thụy Điển kể chuyện chụp ảnh hổ hoang dãNhiếp ảnh gia Thụy Điển kể chuyện chụp ảnh hổ hoang dã

TTO - Là nhiếp ảnh gia nổi tiếng chuyên chụp ảnh và làm phim tài liệu về động vật hoang dã, anh Bjorn Persson thừa nhận có sự "thiên vị" đặc biệt với "chúa sơn lâm" - loài vật anh cho là đẹp nhất, uy nghi và dũng mãnh nhất của rừng xanh.

THIÊN ĐIỂU

COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat