Thành phố | Loại vàng | Giá bán | Giá mua |
Khoa cử thời Lê-Trịnh trên chiếc dĩa Sen Cua
Do nước Đại Việt bị chia cắt thời Lê trung hưng, việc giáo dục thi cử của Đàng Ngoài và Đàng Trong hoàn toàn tách biệt dưới hai chế độ cai trị của chúa Trịnh và chúa Nguyễn.
Về cơ bản, các chúa Trịnh vẫn kế tục nền giáo dục từ thời Lê Sơ và thời Mạc. Mục tiêu của chế độ học tập và thi cử nhằm đào tạo và tuyển dụng đội ngũ quan lại cho bộ máy chính quyền.
Các chúa Trịnh cho duy trì hệ thống trường học từ trung ương đến địa phương vốn có từ thời Lê Sơ, trong đó trung tâm vẫn là Quốc Tử Giám. Quốc Tử Giám tiếp nhận các học trò từ khắp nơi ở Đàng Ngoài có đủ năng lực học tập. Thời Lê trung hưng vẫn duy trì việc bài trừ con những người phạm tội và con nhà hát xướng không được thi cử.
Năm 1652, nhà Thái học bị đổ nát, triều đình giao cho Thượng thư Bộ Lễ là Phạm Công Trứ sửa chữa. Sau đó, triều đình duy trì lệ hàng tháng vào ngày rằm và mùng một triệu tập các Nho sinh đến hội họp và làm văn để tăng thêm phong khí Nho gia, có sự tham dự bình văn của các quan Tham tụng, Bồi tụng.
Sang đầu thế kỷ 18, triều đình chú trọng hơn đến việc hỗ trợ vật chất cho trường học các địa phương. Năm 1723, chúa Trịnh Cương ban hành quy định cấp ruộng cho các trường học, gọi là học điền theo các mức: trường Quốc học 60 mẫu, trường Hương học 16 - 20 mẫu tùy vào quy mô từ nhỏ đến lớn. Hoa lợi từ ruộng được mang chi dùng vào việc đèn dầu trong học tập.
Chính sách khuyến học của các chúa Trịnh thể hiện rõ qua chiếc dĩa trà ký kiểu vẽ sen cua hiệu"Nội Phủ Thị Nam"
Sen cua mang ẩn ngữ là:Liên Sanh Nhất Giáp(Nhất giáp: Ðệ nhất giáp Tiến sĩ. Ở Việt-Nam thường chỉ lấy ba người là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, gọi chung là Tam khôi).
Ngoài ra còn một kiểu vẽ cua dưới khóm hoa lau thì gọi là:Nhị giáp truyền lư(phát âm là:Hoàng giáp truyền lô).Sách Sự vật dị danh lục chương Thủy Tộc giải,viết:loài giải là một giống cua gai,sống ở sông hay biển,còn gọi là Hoàng giáp.
‘’Lư” trong Thảo Lư là nhà Tranh phát âm giống với”Lô”-Truyền Lô: Truyền = đọc to lên cho mọi người cùng nghe ; lô = chúng, nhiều người, người nọ bảo người kia). Sau khi quan Truyền lô đọc họ tên, quê quán người đỗ, một số vệ sĩ lần lượt nhắc lại để mọi người ở xa cũng nghe rõ
Thời Trần chưa rõ có lễ Truyền lô chưa nhưng lễ Truyền lô thời Lê thường diễn ra ở điện Kính-thiên, nhà Nguyễn tổ chức lúc đầu ở điện Thái-hòa, sau ở Ngọ môn.
Sau lễ Truyền lô, bảng vàng mang tên các Tân khoa Tiến sĩ được đem yết mấy ngày. Thời Lê, yết ở ngoài cửa Ðông-hoa, Ðình Quảng Văn hay cửa nhà Thái học (Thăng-long) ; thời Nguyễn, ở Phu Văn Lâu (Huế), bảng Chánh Trúng cách (cũng gọi là Long bảng, Bảng rồng, Giáp bảng)mầu vàng, ghi tên những người đỗ Tiến sĩ, Ất bảng mang tên các Phó bảng thì mầu đỏ.
Sau đó các Tân khoa được cấp văn bằng, được ghi danh vào sổ những người đỗ (Danh tịch) và, kể từ khoa 1442, tên được khắc trên Bia Tiến sĩ.
Do hàm ý như vậy nên cổ nhân thường vẽ đề tài Sen Cua hoặc Sen bên khóm hoa Tranh thể hiện mong ước của các vua Lê chúa Trịnh mong cầu người tài” Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” và thể hiện khát vọng của sĩ tử ngày xưa miệt mài”Nấu sử sôi kinh” để có ngày bảng vàng đề tên-vinh quy bái tổ.
Hieuco.net