MẠN ĐÀM VỀ TÍCH HỔ KHÊ TAM TIẾU VÀ BỘ TRÀ SỨ KÝ KIỂU HOÀNG TRIỀU MINH MẠNG - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

MẠN ĐÀM VỀ TÍCH HỔ KHÊ TAM TIẾU VÀ BỘ TRÀ SỨ KÝ KIỂU HOÀNG TRIỀU MINH MẠNG - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

MẠN ĐÀM VỀ TÍCH HỔ KHÊ TAM TIẾU VÀ BỘ TRÀ SỨ KÝ KIỂU HOÀNG TRIỀU MINH MẠNG - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

MẠN ĐÀM VỀ TÍCH HỔ KHÊ TAM TIẾU VÀ BỘ TRÀ SỨ KÝ KIỂU HOÀNG TRIỀU MINH MẠNG - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

MẠN ĐÀM VỀ TÍCH HỔ KHÊ TAM TIẾU VÀ BỘ TRÀ SỨ KÝ KIỂU HOÀNG TRIỀU MINH MẠNG - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
MẠN ĐÀM VỀ TÍCH HỔ KHÊ TAM TIẾU VÀ BỘ TRÀ SỨ KÝ KIỂU HOÀNG TRIỀU MINH MẠNG - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua
Hồ Chí Minh Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 36.190 35.790
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 36.290 35.790
Vàng nữ trang 99,99% 36.140 35.440
Vàng nữ trang 99% 35.782 35.082
Vàng nữ trang 75% 27.258 25.858
Vàng nữ trang 58,3% 21.222 19.822
Vàng nữ trang 41,7% 15.222 13.822
Hà Nội Vàng SJC 36.450 36.250
Đà Nẵng Vàng SJC 36.450 36.250
Nha Trang Vàng SJC 36.450 36.240
Cà Mau Vàng SJC 36.450 36.250
Buôn Ma Thuột Vàng SJC 36.450 36.240
Bình Phước Vàng SJC 36.460 36.220
Huế Vàng SJC 36.450 36.250
Biên Hòa Vàng SJC 36.430 36.250
Miền Tây Vàng SJC 36.430 36.250
Quãng Ngãi Vàng SJC 36.430 36.250
Đà Lạt Vàng SJC 36.480 36.270
Long Xuyên Vàng SJC 36.430 36.250

MẠN ĐÀM VỀ TÍCH HỔ KHÊ TAM TIẾU VÀ BỘ TRÀ SỨ KÝ KIỂU HOÀNG TRIỀU MINH MẠNG

02-05-2017

MẠN ĐÀM VỀ TÍCH HỔ KHÊ TAM TIẾU VÀ BỘ TRÀ SỨ KÝ KIỂU HOÀNG TRIỀU MINH MẠNG

Bài viết của Từ Hạnh

 

Hổ Khê Tam Tiếu Đồ - Trung Hoa

Đại sư Huệ Viễn – một tu sĩ Phật giáo thời Tấn (Trung Quốc), được xem là sơ tổ tông Tịnh Độ của Phật giáo Đại thừa. Ngài là người tinh thông Phật pháp và đặc biệt có cảm quan nghệ thuật tinh tế. Ngài đã kiến tạo phía đông núi Lô Sơn – Giang Tây (Trung Quốc) thành một vùng cảnh quan thanh nhã làm hội tụ các văn nhân, cao sỹ đương thời. Quan điểm về thẩm mỹ theo tư tưởng Phật giáo của Ngài ảnh hưởng đến các trường phái nghệ thuật Trung Nguyên và lan tỏa theo Phật giáo đến các nước xung quanh như: Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.

Ngài có giới hạnh tinh nghiêm, uy đức cao viễn đã làm cho Giang Tây trở thành trung tâm Phật giáo thời bấy giờ. Các bậc Nho sỹ, Đạo gia, quan lại, trưởng giả,…về chùa Đông Lâm tham vấn, nghiên cứu và học hỏi rất đông. Ngài ở chùa Đông Lâm hơn ba mươi năm, ít khi ra ngoài, ngay khi tiễn khách chưa từng bước qua cầu đá Hổ Khê. Một hôm, Nho sỹ Đào Uyên Minh và Đạo gia Lục Tu Tĩnh (là trí thức tiêu biểu của Nho học và Đạo giáo lúc bấy giờ) đến tìm Ngài đàm đạo rất tâm đắc. Đến khi hai vị về, Ngài tiễn ra đến tận cầu đá bắt qua Hổ khê, bất ngờ cọp dưới khe gầm vang, tà dương soi bóng ba người lên vách núi. Cả ba nhìn nhau cười to, ai về đường nấy. Người đời sau tạo Tam tiếu đồ, dựng Tam tiếu đình, làm thơ vịnh để ghi dấu truyền thuyết này.

Bên cạnh những văn vật kể trên, hổ khê tam tiếu có hàm chứa một giá trị tư tưởng sâu sắc. Đại sư Huệ Viễn là biểu tượng cho Phật giáo, Nho sỹ Đào Uyên Minh là hình ảnh của Nho giáo, Đạo gia Lục Tu Tỉnh là đại diện của Đạo giáo. Ba hệ tư tưởng lớn chi phối xã hội đương thời. Tiếng gầm của cọp dưới khe là hình tượng tiếng kêu gọi của chúng sinh, ánh tà dương là dấu hiệu của sự tha hóa của chính đạo, chiếc cầu đá là hình ảnh của cuộc đời, bóng trên vách núi là biểu trưng cho bản thể, giá trị thường hằng chân lí hằng hữu. Cả ba cùng cười lớn thể hiện sự đồng thanh. Nho sỹ và Đạo gia đi vào Đông Lâm để tìm sự giải thoát gặp Đại sư, cả ba đàm luận tâm đắc vì  Hình nhi thượng học của Nho giáo, triết lí Vô vi của Đạo giáo rất gần giáo l‎‎‎‎‎‎í Bát Nhã của Phật giáo nhưng cả hai vẫn còn ít nhiều hạn chế trong việc đi đến giải thoát toàn diện sinh tử luân hồi như Phật giáo hay nói đúng hơn là Phật giáo đã bổ sung phần khiếm khuyết đó vào nền triết học Nho – Đạo còn đang “chật vật” tìm giải pháp. Khi Đại sư tiễn Nho sỹ, Đạo gia và vượt qua cầu đá chứng tỏ Phật giáo cần nhập thế hơn nữa bên cạnh việc cầu giải thoát tâm linh (vì thời đó trí thức Nho và Đạo cho rằng Phật giáo nặng quá tinh thần thoát tục nên hạn chế trong việc đóng góp vào cuộc sống) mà Nho – Đạo đang thực hiện. Cả ba vừa qua bên kia cầu đá nghe tiếng hổ gầm, tà dương soi bóng tức cả ba đều là tư tưởng cao diệu vượt trên tầm thường, thế tục, cùng lắng nghe tiếng kêu gọi của nhân gian để mang lòng trắc ẩn cao thượng đến giúp con người vượt lên trước sự tha hóa của đạo đức, suy thoái của luân l‎í,...Hình bóng ba Ngài trở nên lồng lộng, cao vời in trên vách núi, dưới bóng tà dương cùng tiếng cười vang nơi núi rừng u tịch, đã gợi lên những giá trị đạo đức, nhân văn, cứu độ mà các tư tưởng tôn giáo mang lại cho cuộc sống khi con người càng nhiều tha hóa và trăn trở thì giá trị của các tư tưởng đạo đức càng có y nghĩa, các tôn giáo cùng nhau (cùng cười – đồng thanh) giúp thế nhân cùng hướng về bản thể chân, thiện, mỹ vốn có bằng những cách đặc trưng của mình.

Rất tiếc là các giá trị tư tưởng nhân sinh của điển tích này chưa từng được một lần thể hiện trên quê hương của nó. Nhưng vùng đất phương Nam quan điểm này lại được vận dụng một cách tài ba với tinh thần “Tam giáo đồng nguyên” , “cư Nho mộ Thích” của các vị minh quân nước Việt, tiêu biểu như: L‎ý Thánh TôngTrần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Quốc chúa – Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Thánh Tổ - Minh Mạng.

Trong bài viết này, chúng tôi xin trình bày về vua Minh Mạng. Nhiều người có quan điểm sai lệch về cách nhìn của vua Minh Mạng về tôn giáo mà đặc biệt là Phật giáo nên cho rằng Ngài không ủng hộ Phật giáo. Qua thư tịch và hiện vật, chúng ta đủ thấy Ngài là một vị vua ủng hộ cả tam giáo: Phật, Đạo, Nho. Ngài vận dụng: Nho giáo trong tổ chức, cai trị, lễ nghi; Đạo giáo trong cảm quan nghệ thuật; Phật giáo trong tâm linh. Dưới thời Ngài, Văn miếu không chỉ được xây dựng tại kinh đô Huế mà còn nhiều nơi khác: Trấn Biên, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc,… Tu bổ đền Quán Thánh, ngự chế Linh Hựu Quán,…Sửa sang các chùa chiền, trùng kiến, ngự chế nhiều quốc tự, đặc biệt chùa Giác Hoàng (nghĩa là Ông vua giác ngộ Phật pháp) hình ảnh kế thừa Giác Vương Nội Viện thời Quốc chúa…

Hình ảnh Bộ trà sứ ký kiểu tích Hổ Khê Tam Tiếu 

Chúng tôi hữu duyên tìm được bộ chén trà đủ cả dầm, bàn, tống, quân vẽ tích Hổ Khê Tam Tiếu, hiệu đề Mỹ Ngọc - 美玉. Nhìn dáng, men, thai, cốt, hiệu đề, họa pháp,…dễ nhận biết đây là đồ sứ ký kiểu nước Đại Thanh của triều Thánh Tổ - Minh Mạng. Đây là một minh chứng tinh thần “Tam giáo đồng nguyên” , “cư Nho mộ Thích” của các vị vua, chúa nước ta đâu đã chấm dứt từ thời Quốc chúa. Khi thưởng ngoạn bộ chén trà này, chúng ta được thưởng thức kép vừa tích hổ khê tam tiếu về Đại sư Huệ Viễn,…vừa hiểu thêm về vua Minh Mạng – một minh quân đã đóng góp cho nước nhà trên nhiều lãnh vực đến nay vẫn còn ý nghĩa.

Cảnh Quốc tự Giác Hoàng (Phật giáo) - Giác Hoàng Phạm Ngữ - Một trong Thần kinh nhị thập cảnh do vua Thiệu Trị chọn, được vua Minh Mạng cho dựng năm 1839

Cảnh Linh Hựu Quán (Đạo giáo) - Linh Quán Khánh Vận - Một trong Thần kinh nhị thập cảnh do vua Thiệu Trị chọn, được vua Minh Mạng cho dựng năm 1829

Cảnh Văn Miếu (Nho giáo) - Huỳnh Tự Thư Thanh - Một trong Thần kinh nhị thập cảnh do vua Thiệu Trị chọn, được vua Gia Long cho dựng năm 1808

Một mùa Vu Lan nữa lại về, nhìn trên trang báo thấy hình ảnh chùa Thiên Mụ trang hoàng mừng thắng hội, hình dung về một mùa Vu Lan xưa vua Minh Mạng đã từng cho thiết lập trai đàn nơi đây. Biết đâu ngày ấy, những bộ trà có điển tích Phật giáo này được sử dụng trong khóa lễ. Thắp một nén trầm thơm cảm niệm tiền nhân, lắng lòng thanh thản, nhắm mắt nghe tiếng mưa tháng bảy hồi tưởng về tiếng suối Hổ Khê. Vẳng tiếng chuông chùa khai lễ Vu Lan mà mơ màng một khung trời vàng son thưở trước. Bất chợt tiếng chuông đồng hồ reo, vội vả trở về với thực tại, đi đón con, về phụ mẹ và vợ dọn mâm cơm chay cúng Vu Lan,…Lòng miên man: cư Nho mộ Thích...


COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat