MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ĐỒ SỨ KÝ KIỂU “LIMOGES” CUỐI THỜI NGUYỄN. - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ĐỒ SỨ KÝ KIỂU “LIMOGES” CUỐI THỜI NGUYỄN. - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ĐỒ SỨ KÝ KIỂU “LIMOGES” CUỐI THỜI NGUYỄN. - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ĐỒ SỨ KÝ KIỂU “LIMOGES” CUỐI THỜI NGUYỄN. - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ĐỒ SỨ KÝ KIỂU “LIMOGES” CUỐI THỜI NGUYỄN. - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ĐỒ SỨ KÝ KIỂU “LIMOGES” CUỐI THỜI NGUYỄN. - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ĐỒ SỨ KÝ KIỂU “LIMOGES” CUỐI THỜI NGUYỄN.

17-12-2016

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ĐỒ SỨ KÝ KIỂU “LIMOGES” CUỐI THỜI NGUYỄN.

Bài viết của Từ Hạnh

Hình 1: Bản đồ vùng Limoges của nước Pháp 

Limoges là một thành phố ở tây nam nước Pháp. Vùng đất này nổi tiếng về ẩm thực, gỗ sồi (làm thùng ủ rượu) và gốm sứ.

Hình 2: Cảnh quan vùng Limoges

Hình 3: Cảnh quan vùng Limoges

Limoges đã có truyền thống sản xuất các đồ vật gốm trang trí lâu đời. Ở thế kỷ 12, Limoges là trung tâm của Châu Âu nổi tiếng với men thủy tinh với tên gọi là Opus de Limogia or Labor Limogiae. Những năm 1730, có nhiều cơ sở nhỏ ở Limoges đã sản xuất loại gốm đất nung tráng men mộc. Vào năm 1768, mỏ cao lanh và bạch đôn tử được phát hiện tại  Saint-Yrieix-la-Perche, vùng phụ cận Limoges. Vào năm 1771, Turgot đã thực hiện việc làm đồ sứ nung cao lửa – đồ  sứ thật (hand-paste porcelain) tại Limoges. Một nhà máy sản xuất đồ sứ xuất hiện tại Limoges với sự bảo hộ của Hoàng đệ Comte d'Artois và được chính vua Louis XVI mua lại vào năm 1784, với ý tưởng sẽ sản xuất cốt sứ tại đây và sẽ trang trí tại Sèvres. Năm 1789, Cách mạng Pháp bùng nổ, việc ấy không thành hiện thực. Sau Cách mạng, nhiều nhà máy tư nhân được thành lập Limoges. Khi nói đến sứ Limoges là giống như ta nói đến gốm Bát Tràng hay sứ Cảnh Đức Trấn chứ không phải nói đến tên nhà sản xuất mà là nói về một dòng sứ ở Limoges của nước Pháp thì chính xác hơn. Vì vậy, hiệu đề trên đồ sứ sản xuất ở vùng Limoges, bên cạnh chữ Limoges sẽ có thêm tên nhà sản xuất như: J.B Limoges, Castel Limoges,…

Hình 4: Khai thác cao lanh vào cuối thế kỷ 19 - nguyên liệu làm gốm sứ

Hình 5: Cảnh quan và dụng cụ làm gốm sứ ở Limoges

Sau khi bổ sung cao lanh và bạch đôn tử (petuntse) vào nguyên liệu, các sản phẩm sứ thật được sản xuất tại Limoges đều phải trải qua ít nhất 2 lần nung. Lần nung thứ nhất kéo dài khoảng 24 giờ: 12 giờ đầu nung ở nhiệt độ 960 độ C, 12 giờ sau sẽ giảm dần. Lần nung thứ 2 cũng kéo dài khoảng 24 giờ với nhiệt độ 1400 độ C. Với các vật dụng cần trang trí hoa văn, những người thợ gốm sẽ tiến hành ngâm các miếng decal hoa văn trong nước nóng và dán lên đồ gốm đã trải qua lần nung thứ 2. Sau đó họ lại mang các sản phẩm ấy đi nung thêm một lần nữa với nhiệt độ thấp hơn. Nhờ các kỹ thuật truyền thống đặc biệt mà các sản phẩm sứ Limoges luôn có chất lượng tốt và có màu sắc bền đẹp với thời gian. Tuy nhiên, bởi sự cầu kỳ và tinh xảo đến từng chi tiết nên các sản phẩm gốm sứ ở Limoges có giá rất cao. Các sản phẩm cao cấp của một số nhà sản xuất danh tiếng tại đây đã được chọn làm quà tặng ngoại giao từ hơn 100 năm qua và được nhiều hoàng gia trên thế giới yêu thích.

Hình 6: Lò gốm sứ Limoges

Hình 7: Hộp chứa vật dụng nhỏ - sứ Limoges trong bộ sưu tập ở Châu Âu

Hoàng triều Nguyễn ở Việt Nam, bên cạnh ký kiểu đồ sứ ở Đại Thanh thì còn ký kiểu ở một số nước khác  như Anh, Pháp,…Riêng dòng đồ sứ ký kiểu từ Pháp được phổ biến dưới thời vua Duy Tân, Khải Định và Bảo Đại; Thời Duy Tân và Khải Định thì trang trí chữ Hán là chủ yếu sang thời Bảo Đại thì trang trí cả thơ Kiều bằng chữ quốc ngữ. Đặc biệt hiệu đề chữ Hán trên dòng đồ này chỉ dùng chữ 年造 - niên tạo chứ không dùng chữ 年製 -niên chế như dòng đồ ký kiểu ở Đại Thanh. Hai nơi được triều Nguyễn đặt làm đồ sứ nhiều nhất của Pháp là J.B Limoges và Sèvres. Ngày nay, các hiện vật này được trưng bày tại một số bào tàng danh tiếng tại Việt Nam và trong các bộ sưu tập của các nhà sưu tập nổi tiếng tại Việt Nam và nước ngoài. Đáng tiếc là dòng đồ sứ triều Nguyễn ký kiểu  tại phương Tây nói chung tại Pháp nói riêng chưa được nghiên cứu sâu sắc và phổ biến ở nhiều nhà sưu tập cũng như giới mộ điệu trong nước nên chỉ ít nhà sưu tập có kinh nghiệm mới sưu tập được và thưởng ngoạn dẫn đến từ tài liệu đến hiện vật không phong phú dễ mai một theo thời gian.

Dưới đây là hình ảnh về một hiện vật sứ J.B Limoges được tiến cung dưới triều Khải Định mà chúng tôi may mắn sưu tầm được:


COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat