MỘT THOÁNG HÀNH TRÌNH GỐM VIỆT – PHẦN 1 – TẢN MẠN VỀ GỐM - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

MỘT THOÁNG HÀNH TRÌNH GỐM VIỆT – PHẦN 1 – TẢN MẠN VỀ GỐM - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

MỘT THOÁNG HÀNH TRÌNH GỐM VIỆT – PHẦN 1 – TẢN MẠN VỀ GỐM - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

MỘT THOÁNG HÀNH TRÌNH GỐM VIỆT – PHẦN 1 – TẢN MẠN VỀ GỐM - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

MỘT THOÁNG HÀNH TRÌNH GỐM VIỆT – PHẦN 1 – TẢN MẠN VỀ GỐM - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
MỘT THOÁNG HÀNH TRÌNH GỐM VIỆT – PHẦN 1 – TẢN MẠN VỀ GỐM - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua
Hồ Chí Minh Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 36.190 35.790
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 36.290 35.790
Vàng nữ trang 99,99% 36.140 35.440
Vàng nữ trang 99% 35.782 35.082
Vàng nữ trang 75% 27.258 25.858
Vàng nữ trang 58,3% 21.222 19.822
Vàng nữ trang 41,7% 15.222 13.822
Hà Nội Vàng SJC 36.450 36.250
Đà Nẵng Vàng SJC 36.450 36.250
Nha Trang Vàng SJC 36.450 36.240
Cà Mau Vàng SJC 36.450 36.250
Buôn Ma Thuột Vàng SJC 36.450 36.240
Bình Phước Vàng SJC 36.460 36.220
Huế Vàng SJC 36.450 36.250
Biên Hòa Vàng SJC 36.430 36.250
Miền Tây Vàng SJC 36.430 36.250
Quãng Ngãi Vàng SJC 36.430 36.250
Đà Lạt Vàng SJC 36.480 36.270
Long Xuyên Vàng SJC 36.430 36.250

MỘT THOÁNG HÀNH TRÌNH GỐM VIỆT – PHẦN 1 – TẢN MẠN VỀ GỐM

20-11-2017

MỘT THOÁNG HÀNH TRÌNH GỐM VIỆT – PHẦN 1 – TẢN MẠN VỀ GỐM

Bài viết của Từ Hạnh

Gốm có thể là loại vật liệu nhân tạo đầu tiên của nhân loại. Gốm được con người phát minh và phát triển từ thưở hồng hoang cho đến ngày hôm nay và có thể lâu xa trong tương lai. Bất kỳ một di chỉ khảo cổ nào, ở bất kỳ một địa điểm nào, thuộc bất kỳ nền văn minh nào mà con người đã khai quật đều có sự hiện diện của gốm ở những trình độ kỹ thuật và mỹ thuật khác nhau. Trong xã hội hiện nay, gốm vẫn giữ vai trò nhất định trong đời sống con người về cả công nghệ và nhu yếu mà trong không ít trường hợp không có loại vật liệu nào thay thế được.

Trong tự nhiên, khoáng chất – Mimeral (đất – dương, cứng, nước – âm – mềm)), phong hóa – Weathering (gió), năng lượng – Energy (lửa, nhiệt lượng từ sấm chớp) đã hình thành nên các cấu trúc tinh thể bền vững – Steady crystal structure , có sắc thái mỹ thuật theo cảm nhận thẩm mỹ của con người gọi là ngọc, đá quý – Gemstone. Phải chăng con người từ cảm phục quyền năng của tạo hóa và đã mô phỏng theo để làm ra gốm – Pottery – một loại “ngọc” nhân tạo của con người vậy?

  • Con người cũng lấy nguyên liệu từ đất (dương, cứng) và nước (âm, mềm) , nhào nặng (phong hóa lần đầu – nhất nguyên – thượng nguyên hay thượng ngươn tức thời kỳ khởi tạo).
  • Cho vào lò nung (lửa, nhiệt, năng lượng) và việc điều chỉnh nhiệt và gió của lò nung (phong hóa lần thứ hai – Nhị nguyên – Trung nguyên hay trung ngươn tức thời kỳ hoàn thành) đã góp phần lớn vào chất lượng của gốm thành phẩm.
  • Gốm tồn tại trong cuộc sống con người và gốm vẫn tiếp tục đời sống của gốm tức là vẫn tiếp diễn sự phong hóa trên bản thân gốm với môi trường xung quanh (phong hóa lần thứ ba – Tam nguyên – Hạ nguyên hay hạ ngươn tức thời kỳ khả dụng cũng chính là thời kỳ mai một).

Qua “cuộc đời” của gốm, chúng ta cảm nhận được một quy luật hình thành của vũ trụ, vạn vật lẫn nhân sinh mà tổ tiên tộc Việt đã “mã hóa” trong Kinh Dịch – Kinh Diệc – Kinh Việt.

  • Phong hóa lần đầu – Thượng ngươn – Tiên thiên đồ – Giai đoạn khởi tạo – tính khả dụng hiện tại hầu như không có nếu có thì rất thấp nhưng tính khả dụng về sau lại được định ra từ giai đoạn này. Đây là đoạn cuối của đoạn diệt, giai đoạn sinh và đoạn đầu giai đoạn trụ.
  • Phong hóa lần hai – Trung ngươn – Trung thiên đồ – Giai đoạn hoàn thành – Tính khả dụng hiện tại cũng chưa rõ rệt nhưng đảm bảo cho tính khả dụng về sau bền vững lại được hoàn thiện ở giai đoạn này. Đây là đoạn cuối giai đoạn trụ và đoạn đầu của giai đoạn dị.
  • Phong hóa lần ba – Hạ ngươn – Hậu thiên đồ – Giai đoạn khả dụng/ mai một – Tính khả dụng được thể hiện trọn vẹn ở giai đoạn này như tính năng và đảm bảo cho tính năng khả dụng đã được hình thành và củng cố ở các giai đoạn trước. Đây là đoạn cuối của giai đoạn dị và đoạn đầu của giai đoạn diệt.

Làm gốm là con người mô phỏng thiên nhiên nên nó là một hình chiếu thu nhỏ của quy luật thiên nhiên. Các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ hay nhân sinh cũng đã sinh ra, trưởng thành và mai một đi như thế.

Một con người cũng thế là thành quả kết tinh từ âm (nước, mẹ), dương (đất, cha) nhị khí, hoài thai trong bụng mẹ được sinh ra nuôi dưỡng, dạy dỗ…sau đó thành nhân, ra đời đóng góp khả năng của mình cho cuộc sống. Thời kỳ khả dụng, cống hiến cũng là thời kỳ mai một. Chúng ta đã sống và đã cống hiến như chúng ta đốt một ngọn nến. Chúng ta đang như một “chiếc bát” rồi sẽ “lạc tinh” đi theo năm tháng đường đời. Với người lão luyện họ cảm nhận được độ từng trải của chúng ta mà trưng dụng và đồng cảm như một người sưu tập yêu từng độ “lạc tinh”, từng đường du lộ trên chiếc “bát cổ”. Còn người nông cạn sẽ ái ngại với chiếc “bát cổ” men phai, thân rạn. Tố Như Tiên sinh đã từng viết trong Đoạn Trường Tân Thanh đoạn Thúy Kiều gặp Từ Hải – hai mảnh đời ngang trái, rạn vỡ gặp nhau: một trai hảo hớn nổi loạn khởi nghĩa gặp một cô gái lầu xanh mà họ đã dành cho nhau cái nhìn, lời lẽ thật đáng trân trọng xiết bao:

“Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều,
Tấm lòng nhi nữ cùng xiêu anh hùng.
Thiếp danh đưa đến lầu hồng,
Hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa.
Từ rằng: Tâm phúc tương cờ
Phải người trăng gió vật vờ hay sao?
Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
Một đời được mấy anh hùng,
Bõ chi cá chậu, chim lồng mà chơi!
Nàng rằng: Người dạy quá lời,
Thân này còn dám xem ai làm thường!
Chút riêng chọn đá thử vàng, 
Biết đâu mà gởi can tràng vào đâu?
Còn như vào trước ra sau,
Ai cho kén chọn vàng thau tại mình.
Từ rằng: Lời nói hữu tình,
Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân.
Lại đây xem lại cho gần,
Phỏng tin được một vài phần hay không?
Thưa rằng: Lượng cả bao dong,
Tấn Dương được thấy mây rồng có phen.
Rộng thương cỏ nội hoa hèn,
Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau!
Nghe lời vừa ý gật đầu,
Cười rằng: Tri kỷ trước sau mấy người!
Khen cho con mắt tinh đời,
Anh hùng đoán giữa trần ai mới già!
Một lời đã biết tên ta,
Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau!

          Hay sau này, khi gặp lại Kim Trọng, Thúy Kiều từng cảm kích Kim Trọng như sau:

“Thân tàn gạn đục khơi trong,

Là nhờ quân tử khác lòng người ta!

Mấy lời tâm phúc ruột rà,

Tương tri dường ấy mới là tương tri!”

Thật tao nhã, thật thực tế mà thật trải đời làm sao! Nhất là hai câu:

“Khen cho con mắt tinh đời,
Anh hùng đoán giữa trần ai mới già!”

Bởi thế, trong thế nhân luôn cảm thán, Đông Tây văn sĩ chẳng tiếc lời ca tụng Nguyễn Tiên Điền Tiên sinh và Đoạn Trường Tân Thanh:

"Ta nhân lúc đọc hết cả một lượt, mới lấy làm lạ rằng: Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy...'' – Tiên Phong Mộng Liên Đường Chủ nhân.

"Few poets in the world have been able to acquire a profound resonnance among their people like Nguyễn Du in Việt Nam. His Tale of Kiều is a classic of Vietnamese literature, but a kind of classic that is well-known to all people without exception" (Ít nhà thơ trên thế giới có khả năng đạt được tiếng vang sâu đậm trong dân tộc mình như Nguyễn Du ở Việt Nam. Truyện Kiều của Ông là cuốn sách kinh điển của văn chương Việt Nam nhưng là một thứ kinh điển mọi người đều biết không một ngoại lệ nào) – Georges Boudared.

Khi đọc Đoạn Trường Tân Thanh, chúng ta ngẫm lại bỗng thấy thân phận mình đâu đó trong câu chuyện. Rồi ít nhiều bâng khuâng hai chữ “tri âm”, chạnh niềm hai tiếng “tương tri”. Nhìn lên kệ thấy “cảm” thêm những món đồ xưa cũ. Thấy an ủi phần nào với chiếc tô nứt, cái bình mất mảnh… mà ngâm nhỏ:

“Thân tàn gạn đục khơi trong,

Là nhờ quân tử khác lòng làng chơi!

Khen cho con mắt tinh đời,
Anh hùng đoán giữa trần ai mới già!”

Bể dâu mấy cuộc gần xa,

Cảm từ đời gốm, cảm qua đời mình!

Kính xin tạ lỗi cụ Tố Như đã đổi hay chữa và lẫy tiếp hai câu cuối.

(Còn tiếp - Vui lòng xem tiếp phần sau)


COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat