Ngắm chiếc bát đắt nhất thế giới giá 27 triệu đô - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Ngắm chiếc bát đắt nhất thế giới giá 27 triệu đô - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Ngắm chiếc bát đắt nhất thế giới giá 27 triệu đô - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Ngắm chiếc bát đắt nhất thế giới giá 27 triệu đô - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Ngắm chiếc bát đắt nhất thế giới giá 27 triệu đô - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Ngắm chiếc bát đắt nhất thế giới giá 27 triệu đô - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua

Ngắm chiếc bát đắt nhất thế giới giá 27 triệu đô

15-07-2019
 
 
 
 

Ngắm chiếc bát đắt nhất thế giới giá 27 triệu đô

Một chiếc bát sứ đặc biệt quý hiếm của Trung Quốc đã được bán với giá gần 27 triệu USD - cao gấp 3 lần trước khi được bán - tại một buổi bán đấu giá sôi nổi ở Hồng Kông.

 

Chiếc bát sứ cung điện trông rất giản dị này có tuổi đời gần 1000 năm trước được ước tính bán với giá 80 triệu đô-la Hồng Kông, nhưng sau đó đã được bán với giá cuối cùng là 208 triệu đô-la Hồng Kông (tương đương 26,7 triệu USD).

Mức giá bán này đã thiết lập nên một kỷ lục mới cho chiếc bát có niên đại từ thời Nam Tống (960-1127).

"Chiếc bát Ruyao Washer là một trong số các kỳ tích tinh xảo nhất trong gốm sứ Trung Quốc. Sự xuất hiện của chiếc bát này trên thị trường đã tạo ra sự sôi nổi vô cùng" - Phó chủ tịch Sotheby châu Á là Nicolas Chow nói.

Chiếc bát quý hiếm này có hình bông hoa và có nước men mờ đục.

 
 

Tám người tham gia đấu giá đã cạnh tranh trong suốt 15 phút để mua được chiếc bát có hình hoa vô cùng quý giá này.

Các chuyên gia cho rằng mối quan tâm và mức giá chính là minh chứng co thấy sức sống của thị trường nghệ thuật châu Á. Thị trường này đã chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ trong vòng thập kỷ qua.

"Loại gốm 'Ru' -- tên của một trong năm lò gốm lớn nhất dưới thời Tống -- là hiếm nhất ở Trung Quốc, và ước tính hiện nay chỉ còn 79 tác phẩm còn nguyên vẹn trên thế giới, chủ yếu là trong các bảo tàng.

Hồng Kông đã vươn lên trở thành một trong những trung tâm đấu giá lớn nhất thế giới, chỉ sau New York và London. Điều này một phần là do tác động từ sự bùng nổ về kinh tế của Trung Quốc và nhu cầu của những người sưu tầm ở châu Á, đặc biệt là từ Trung Quốc đại lục.

  • Lê Thu (Theo AL)

COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat