QUỐC TỰ THÁNH DUYÊN VÀ NÚI THÚY VÂN - PHẦN 1 - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

QUỐC TỰ THÁNH DUYÊN VÀ NÚI THÚY VÂN - PHẦN 1 - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

QUỐC TỰ THÁNH DUYÊN VÀ NÚI THÚY VÂN - PHẦN 1 - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

QUỐC TỰ THÁNH DUYÊN VÀ NÚI THÚY VÂN - PHẦN 1 - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

QUỐC TỰ THÁNH DUYÊN VÀ NÚI THÚY VÂN - PHẦN 1 - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
QUỐC TỰ THÁNH DUYÊN VÀ NÚI THÚY VÂN - PHẦN 1 - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua

QUỐC TỰ THÁNH DUYÊN VÀ NÚI THÚY VÂN - PHẦN 1

07-05-2018

QUỐC TỰ THÁNH DUYÊN VÀ NÚI THÚY VÂN

 Bài viết của Từ Hạnh

          Từ khi vào trấn thủ Thuận – Quảng, với vai trò là chủ nhân phương Nam nước Đại Việt, các chúa Nguyễn đã cho xây dựng các ngôi chùa ở nơi phong cảnh hữu tình làm nơi nương tựa tâm linh, cố kết nhân tâm và tạo phúc lâu dài cho vương triều cùng bá tánh: Quốc tự Thiên Mụ ở núi Thiên Mụ (1601), Quốc tự Sùng Hóa ở phía đông bắc xã Triêm Ân (1602), Quốc tự Hưng Long tại phía đông trấn dinh ở xã Cần Húc (1602), Quốc tự Bảo Châu ở Trà Kiệu (1607), Quốc tự Kính Thiên ở phường Thuận Trạch (1609), Quốc tự Long Ân ở phường Quảng Bá (1628), Quốc tự Hòa Vinh ở núi Quy Sơn (Linh Thái) (1667), Quốc tự Thuận An (1688), chùa ở núi Mỹ Am (Thúy Vân) tức Quốc tự Thánh Duyên (1692)…

          Đại Nam Thực Lục tiền biên viết:

Tân sửu, năm thứ 44 (1601), mùa hạ, tháng 6... Bắt đầu dựng chùa Thiên Mụ. Bấy giờ chúa dạo xem hình thế núi sông, thấy trên cánh đồng bằng ở xã Hà Khê (thuộc huyện Hương Trà) giữa đồng bằng nổi lên một gò cao, như hình đầu rồng quay lại, phía trước thì nhìn ra sông lớn, phía sau thì có hồ rộng, cảnh trí rất đẹp. Nhân thế hỏi chuyện người địa phương, họ đều nói rằng gò này rất thiêng, tục truyền rằng : Xưa có người đêm thấy bà già áo đỏ quần xanh ngồi trên đỉnh gò nói rằng : “Sẽ có vị chân chúa đến xây chùa ở đây, để tụ khí thiêng, cho bền long mạch”. Nói xong bà già biến mất. Bấy giờ nhân đấy mới gọi là núi Thiên Mụ. Chúa cho là núi ấy có linh khí, mới dựng chùa gọi là chùa Thiên Mụ.

Nhâm dần, năm thứ 45 (1602), mùa thu, tháng 7, sửa chùa Sùng Hóa. Chúa nhân tiết Trung nguyên đến chơi chùa Thiên Mụ, lập đàn chay làm lễ bố thí. Khi thuyền qua sông xã Triêm Ân (thuộc huyện Phú Vang), nhìn bờ sông phía đông bắc, cây cối um tùm, chim chóc tấp nập, xem rất thích, chúa cho dừng thuyền ngắm xem. Nhận thấy chỗ ấy có nền chùa cổ, liền sai sửa lại, gọi là chùa Sùng Hóa.

Sai hoàng tử thứ sáu làm trấn thủ dinh Quảng Nam. Quảng Nam đất tốt dân đông, sản vật giàu có, số thuế nộp vào nhiều hơn Thuận Hóa mà số quân thì cũng bằng quá nửa. Chúa thường để ý kinh dinh đất này. Đến đây, đi chơi núi Hải Vân, thấy một dải núi cao dăng dài mấy trăm dặm nằm ngang đến bờ biển. Chúa khen rằng : “Chỗ này là đất yết hầu của miền Thuận Quảng”. Liền vượt qua núi xem xét hình thế, dựng trấn dinh ở xã Cần Húc (thuộc huyện Duy Xuyên), xây kho tàng, chứa lương thực, sai hoàng tử thứ sáu trấn giữ. Lại dựng chùa Long Hưng ở phía đông trấn.”

“Đinh mùi, năm thứ 50 (1607), dựng chùa Bảo Châu ở Trà Kiệu (thuộc Quảng Nam)”

“Kỷ dậu, năm thứ 52 (1609), dựng chùa Kính Thiên ở phường Thuận Trạch (thuộc huyện Lệ Thủy, Quảng Bình; năm Minh Mệnh thứ 7 đổi làm chùa Hoằng Phước).”

“Mậu thìn, năm thứ 15 (1628) (Lê Vĩnh Tộ năm 10, Minh Sùng Trinh năm 1), mùa thu, tháng 9, chính phi họ Trịnh là Ngọc Tú làm chùa Long Ân (năm Minh Mạng thứ 2 đổi làm chùa Sùng Ân; năm Thiệu Trị thứ 1 đổi làm chùa Hoằng Ân) ở phường Quảng Bá (thuộc phủ Hoài Đức), thuật lại công đức của Triệu Tổ và Thái Tổ ta, dựng bia để ghi.”

“Đinh mùi, năm thứ 19 (1667), mùa hạ, tháng 4, chúa đi chơi chùa Hòa Vinh. Trước là chúa đi chơi cửa Tư Dung (tên cũ là Tư Khách, tức nay là Tư Hiền), thấy núi Quy Sơn (nay là núi Linh Thái) phong cảnh đáng yêu, trên đỉnh núi có một cây tháp cổ, nổi tiếng linh thiêng, sai thủ bạ Trấn Đình Ân đốc suất quân dân dời cây tháp ấy đi nơi khác để lấy đất dựng chùa phật, công việc xong, gọi tên chùa là chùa Hòa Vinh. Đến đây chúa ra chơi, mở hội chùa lớn 7 ngày đêm.”

“Mậu thìn, năm thứ 1 (1688), mùa hạ, tháng 5, dựng chùa Thuận An.”

“Nhâm thân, năm thứ 1 (1692), sửa chùa núi Mỹ Am (tức núi Thúy Vân ngày nay)”

          Trong bài viết này, chúng ta tìm hiểu về Quốc tự Thánh Duyên ở núi Thúy Vân.

          Quốc tự là gì? Quốc tự là ngôi chùa được dựng lên hoặc trùng kiến theo chỉ dụ của nhà vua, từ kiểu mẫu, kinh phí và thi công do triều đình thực hiện. Tại quốc tự, Tăng sự do nhà vua chỉ định và kinh phí hoạt động do triều đình bao cấp. Quốc tự vừa là nơi tu tập và hành đạo của các cao tăng danh tiếng trong nước đồng thời cũng đóng vai trò là một hành cung hoặc gần hành cung của nhà vua.

          Đại Nam Thực Lục Chính Biên viết:

“Bính Dần, Minh Mạng năm thứ 17 (1836)…

Xây dựng chùa, các, lầu, tháp ở núi Thuý Hoa và núi Linh Thái. Vua dụ rằng: “Hai núi ấy chung quanh xanh biếc tốt tươi, là nơi khí thiêng chung đúc lại. Hoàng tổ ta, Hiếu Minh hoàng đế, cầu Phước cho dân, đã từng lập chùa thờ Phật ở đấy, riêng chiếm cảnh động đẹp. Từ khi trải qua binh lửa, đất Phật còn trơ gò đống. Hoàng khảo ta, Thế tổ Cao hoàng đế, lại sửa sang cơ đồ như nhà Hạ, đổi mới mệnh trời, như nhà Chu. Mới bắt đầu kinh lý, chưa rảnh làm đến việc khác. Nay trong ngoài yên ổn, nước nhà rỗi rãi. Hôm trước, trẫm nhân đi tuần du ven biển, lòng vương dấu cũ, trạnh nghĩ đến phận mình là con phải trát vách lợp mái khi cha đã xây tường, và sơn thếp tô vẽ khi cha đã đóng đồ mộ. (Nguyên văn là “đồ từ, đan hoạch” - lấy chữ trong thiên “Tử tài” Kinh Thư, ý nói người con phải kế tục sự nghiệp của cha để lại mà làm tốt hơn lên). Chuẩn cho dựng ở núi Thuý Hoa 1 chùa, 1 gác, 1 tháp. Chùa đặt tên là Thánh Duyên tự, gác đặt tên là Đại Từ các, tháp đặt tên là Điều Ngự tháp. Dựng ở núi Linh Thái 1 chùa, 1 lầu. Chùa đặt tên là Trấn Hải tự, lầu đặt tên là Vọng Hải lầu. Để cho sắc tướng trang nghiêm, cùng lâu dài với núi, biển. Lại còn 1 toà cổ tháp ở gò núi Linh Thái, phía dưới có la liệt tượng đá, lâu ngày đổ gãy, rêu cỏ hoang vu. Tuy việc lâu ngày, dấu cũ mất đi, không khảo cứu được, nhưng bức bình phong quân sự được gió mây hộ vệ cũng đợi có sự sửa sang. Vậy, nên một phen sửa chữa cho tròn quả phước. Đến khi làm xong, phái Vũ lâm cấm binh đến canh giữ, mỗi tháng thay phiên 1 lần”. (Hằng năm từ mồng 1 tháng 2 đến cuối tháng 10. Có dựng thêm hành cung để phòng khi vua đến chơi. Mỗi ban có 1 suất đội, 40 biền binh. Còn những tháng khác, chỉ 20 biền binh thôi).”

          Khi trùng kiến chùa Thánh Duyên, Hoàng đế Minh Mạng có dụ: “Những danh lam thắng tích ta không có quyền để chúng lụi tàn, mất hết dấu tích, không lưu lại cho thế hệ mai sau. Huống gì quang cảnh nơi đây đều do Hoàng tổ của ta (Minh Vương Nguyễn Phúc Chu) vì triều đình, vì thần dân mà tạo dựng, nhằm mục đích khuyến khích mọi người tu tâm, tích thiện, tạo phước điền”.

          Ở chùa còn bia đá “Ngự chế Thánh Duyên tự chiêm lễ” có lồng đôi câu đối giải thích về tên chùa như sau:

“Thánh tức thị Phật, Phật tức thị Thánh, hữu thị Thánh phương khai Phật pháp chi sùng thâm;

Duyên bổn thị nhân, nhân bổn thị duyên, hữu thị duyên nãi khuyếch thiện nhân chi quảng bị”. 

(Còn tiếp – Vui lòng xem tiếp ở phần 2)


COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat