Sưu tập đĩa gốm Tây xưa - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Sưu tập đĩa gốm Tây xưa - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Sưu tập đĩa gốm Tây xưa - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Sưu tập đĩa gốm Tây xưa - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Sưu tập đĩa gốm Tây xưa - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Sưu tập đĩa gốm Tây xưa - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua
Hồ Chí Minh Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 36.190 35.790
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 36.290 35.790
Vàng nữ trang 99,99% 36.140 35.440
Vàng nữ trang 99% 35.782 35.082
Vàng nữ trang 75% 27.258 25.858
Vàng nữ trang 58,3% 21.222 19.822
Vàng nữ trang 41,7% 15.222 13.822
Hà Nội Vàng SJC 36.450 36.250
Đà Nẵng Vàng SJC 36.450 36.250
Nha Trang Vàng SJC 36.450 36.240
Cà Mau Vàng SJC 36.450 36.250
Buôn Ma Thuột Vàng SJC 36.450 36.240
Bình Phước Vàng SJC 36.460 36.220
Huế Vàng SJC 36.450 36.250
Biên Hòa Vàng SJC 36.430 36.250
Miền Tây Vàng SJC 36.430 36.250
Quãng Ngãi Vàng SJC 36.430 36.250
Đà Lạt Vàng SJC 36.480 36.270
Long Xuyên Vàng SJC 36.430 36.250

Sưu tập đĩa gốm Tây xưa

18-05-2019

Sưu tập đĩa gốm Tây xưa

25/11/2008 15:42 GMT+7

Gốm sứ cổ phương Tây không xa lạ với giới sưu tập. Thỉnh thoảng trong các tiệm bán đồ cổ vẫn thấy dăm cái đĩa Pháp hiệu Limoges, mặt đĩa vẽ men màu hình phong cảnh, người cưỡi ngựa. Phong cách tả thực, vẽ tỉ mỉ như bức tranh sơn dầu.

433mBAbi.jpg

Giá thách lên đến vài trăm USD nhưng hiếm có khách mua là người Việt. Mấy ông Tây thì chỉ ngắm nghía khi cần bổ sung vào bộ sưu tập của mình.

Bộ sưu tập của cụ Vương Hồng Sển cũng có một số đĩa phương Tây vẽ men xanh có họa tiết in bằng phương pháp chuyển họa. Cụ không chơi chuyên về gốm sứ Tây. Và dường như chưa có ai chơi có hệ thống, bài bản dòng gốm sứ cổ rất đẹp và có lịch sử cũng khá lâu đời này. Một cuộc triển lãm cổ vật tư nhân trước đây tại TP.HCM cũng có một bộ sưu tập gốm sứ Tây, nhưng đơn giản và không thu hút người thưởng ngoạn.

Phủ thờ Kiên Thái Vương, em vua Tự Đức ở Huế có cẩn một số đĩa Tây, có cảnh người chèo thuyền là một cảnh khá phổ biến trong đĩa Anh in chuyển họa. Một vài lăng tẩm có gắn đĩa Anh in họa tiết Cây liễu (willow pattern) mà dân gian gọi là cảnh Tùng đình. Dạng đĩa này có bán ở chợ đồ cổ Lê Công Kiều, giá vài trăm nghìn đồng.

Tham khảo trên sách trang trí nội thất, người thích bày biện phát hiện ra rằng chúng rất đẹp khi được treo trên tường, bày trên tủ phòng ăn theo cách trang trí nội thất truyền thống của phương Tây. Màu men xanh đậm đà, họa tiết không quá cổ điển, hình ảnh rõ nét, dạng đĩa to gây ấn tượng mạnh là ưu thế của loại đồ cổ này.

TvLYJi1V.jpg

Trong bài viết của mình, ông J.H. Peyssonnaux (tập san Những người bạn cố đô Huế - 1922. NXB Thuận Hóa in lại 2001) xác định đồ gốm sứ phương Tây có mặt ở Việt Nam chủ yếu xuất xứ từ Anh Quốc, liên quan đến mối quan hệ thương mại của nước ta với bên ngoài từ khoảng nửa sau thế kỷ XIX, thời nhà Nguyễn.

Ông viết: “Các đồ gốm này xuất phát từ các nhà sản xuất của nước Anh được mang sang bán tại Á châu, cho các nước Trung Hoa và Ấn Độ đã được các quan An Nam chỉ huy thuyền bè và các người An Nam đại diện chuyên chở hàng hóa yêu thích khi trông thấy chúng tại các hải cảng Bangkok, Quảng Đông, Tsiouen, Tcheou Fou, Tong Tcheou Fou, Singapore, Batavia (nay là Jakarta) và tại đây, do lệnh của Hoàng đế, họ đã trao đổi hoặc mua sắm…”.

Ông còn cho biết mỗi khi ghe thuyền của vua từ các hải cảng Trung Hoa hay Ấn Độ trở về đều có mang theo các đồ gốm của người Anh. Như vậy, cộng với số đồ gốm sứ phương Tây do thực dân Pháp mang từ chính quốc qua để dùng hoặc do người Việt có dịp sang phương Tây mang về hoặc đặt mua - số này không lớn - đồ gốm sứ phương Tây, nhiều nhất là của Anh, đã được đặt mua với số lượng lớn bằng con đường thương mại từ thế kỷ XIX.

Hiện ở Sài Gòn, mối lái thỉnh thoảng mang từ đồng bằng sông Cửu Long lên bán những cái đĩa hiệu Spode, Staffordshire, Ridgway, Adams… Chúng rất cuốn hút với những ai hiểu biết về chúng và từng tham khảo sách về gốm sứ phương Tây như của Judith Miller, Mary Frank Gaston…

Ngoài ra, vẻ đẹp của những bức tranh trong lòng đĩa cũng thật sự thú vị. Chúng ta có thể thấy con rồng, con phượng phương Đông do họa sĩ Tây vẽ thật ngộ nghĩnh do thiếu tư liệu, hình đền Taj Mahal ở Ấn Độ, hình cảnh sinh hoạt ở nông thôn nước Anh, tất cả hiện ra sinh động… Những cái đĩa này được giữ nguyên vẹn hơn trăm năm qua.

7YkUoazb.jpg

Bà Kerry Nguyễn Long (Đại học Tasmania, Úc), một nhà nghiên cứu gốm sứ nổi tiếng người Úc, đồng tác giả cuốn sách Vietnamese Blue and White Ceramics, có nhiều bài viết đăng trên tạp chí Art of Asia (Hong Kong) trong một dịp đến Việt Nam năm 2004 đã chú tâm tìm hiểu và chụp một số hình ảnh, với mục đích nghiên cứu sâu hơn về sự xuất hiện của dòng đồ này tại Việt Nam. Chúng ta mong sớm đọc bài viết của bà để tìm hiểu một dòng gốm sứ cổ vẫn đang lưu hành từ nhiều năm qua.

qUyXlm6W.jpg qIzEBEfy.jpg
Atztsn3W.jpg W4oe18gJ.jpg
8d5zoq4d.jpg ttn9kP3I.jpg
oL2f6aG3.jpg 2l5tyfDq.jpg
IaiQtR2w.jpg O8uMwl2P.jpg
7u0I64aU.jpg pd8Ve88V.jpg
Theo ĐẶNG YÊN HÒADoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
 
 
 
 
 

COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat