TẢN MẠN VỀ ỐNG BÚT NHẤT THI NHẤT HỌA ĐỀ TÀI CHIM ƯNG - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

TẢN MẠN VỀ ỐNG BÚT NHẤT THI NHẤT HỌA ĐỀ TÀI CHIM ƯNG - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

TẢN MẠN VỀ ỐNG BÚT NHẤT THI NHẤT HỌA ĐỀ TÀI CHIM ƯNG - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

TẢN MẠN VỀ ỐNG BÚT NHẤT THI NHẤT HỌA ĐỀ TÀI CHIM ƯNG - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

TẢN MẠN VỀ ỐNG BÚT NHẤT THI NHẤT HỌA ĐỀ TÀI CHIM ƯNG - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
TẢN MẠN VỀ ỐNG BÚT NHẤT THI NHẤT HỌA ĐỀ TÀI CHIM ƯNG - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua

TẢN MẠN VỀ ỐNG BÚT NHẤT THI NHẤT HỌA ĐỀ TÀI CHIM ƯNG

18-03-2017

TẢN MẠN VỀ ỐNG BÚT NHẤT THI NHẤT HỌA ĐỀ TÀI CHIM ƯNG

Bài viết của Nhã Thức

Trong lịch sử nước ta, những người dẹp tan nội chiến lên ngôi báu không nhiều: Tiên Hoàng Đế triều Đinh và Cao Hoàng Đế triều Nguyễn (tức vua Gia Long). Vua Gia Long là một trong những Vị vua hiếm hoi còn sống những gần hai mươi năm sau khi thành nghiệp lớn, ít nhiều thỏa lại những ngày gian lao phục nghiệp cũng như xây dựng những thiết chế thiết yếu cho triều đại mình và đủ thời gian để huấn luyện, đào tạo người thừa kế.

Bỏ qua những tư tưởng về chính trị,…mà nhìn thuần túy trên bình diện nhân gian thì Ngài là người có rất nhiều may mắn/ có phước hay chính xác hơn là may mắn/ có phước đến lạ lùng! Mất cha năm lên 4 tuổi, quân Tây Sơn tấn công khi lên 9 tuổi, quân Lê – Trịnh chiếm Phú Xuân khi lên 13 tuổi và cất bước lưu vong, lần lượt người thân bị giết hại, mồ mả tổ tiên bị đào bới, không khổ nào không nếm trải, …Thu hồi Gia Định năm 26 tuổi, lấy lại Phú Xuân năm 40 tuổi, thu phục Thăng Long năm 41 tuổi và hoàn thành công cuộc phục nghiệp và thống nhất đất nước. Trong những ngài bôn tẩu khi thì giặc mạnh, rừng sâu, núi thẩm sông rộng, biển cả, đảo xa,…Ngài đều đi qua. Tuy nhiên, Ngài vẫn sống sót không thương tích. Ngài băng hà do bệnh khi 59 tuổi. Cuộc đời Ngài là một minh chứng cho sự phấn đấu giành quyền sống không mệt mỏi.

Đối với các vua sau Ngài, đặc biệt là vua Minh Mạng hết sức tôn kính Ngài vì hơn ai hết chính khi còn là vương tử ở Gia Định thì vua Minh Mạng đã hiểu rõ những công nghiệp của Vua cha và khi là hoàng đế thứ hai của triều đại thì Vua Minh Mạng là người trực tiếp thừa kế sự nghiệp của Ngài. Ngày 3 tháng 2 năm 1820 (Ngày 19 tháng Chạp Năm Kỷ Mão), Ngài băng hà sau 18 năm ở ngôi đế. Theo thông lệ, triều đình Việt Nam cử sứ đoàn sang Đại Thanh báo tang và cầu phong cho tân quân. Cùng năm đó, chỉ sau 9 tháng Thanh Nhân tông – Gia Khánh cũng đột ngột băng hà nên Việt Nam lại cử tiếp sứ đoán sang dự tang lễ. Như vậy trong năm 1820 (Canh Thìn) có ít nhất hai sứ bộ Việt Nam đến Đại Thanh.

Chúng tôi có duyên lành được thưởng ngoạn một ống bút sứ ký kiểu xanh trắng dáng vuông hiệu đề 庚辰年製 – Canh Thìn niên chế (1820), hai mặt trang trí lối nhất thi nhất họa đề tài chim ưng và hai mặt còn lại là đề tài ngư ông. Bên cạnh những biểu hiện rất tốt của dòng sứ thượng phẩm của triều Nguyễn ký kiểu trấn Cảnh Đức như dáng, thai, cốt, men, họa pháp, thư pháp,…thì đề tài chim ưng ở đây rất ít thấy và bài thơ rất ý nhị.

逺窺野艸双眸怏

髙摶天霜両翅轻

穿雲自斍身如電

殺兔誰知爪勝刀

Âm cổ:

Viễn khuy dã thảo song mâu ưởng

Cao chuyển sương thiên lưỡng sí khinh

Xuyên vân tự giác thân như điện

Sát thố thùy tri trảo thắng đao

Nghĩa là:

Nhìn xuyên lùm bụi trừng ngươi lửa

Bay lượn trời sương cánh nhẹ tênh

Lao toạt mây ngàn thân tựa chớp

Ai hay giết thỏ vuốt hơn đao?

Triện thượng khoản: 雲山 – Vân sơn – Núi mây

Hạ khoản:  松谷 – Tùng cốc – Lũng tùng

Dấu triện trên:  陶 – Đào – Nhớ nhung/ ẩn dật

Dấu triện dưới: 烟 – Yên – Khói 

Bài thơ viết về những đặc trưng của chim ưng, trong đó hai câu sau là nhuận sắc lại từ hai câu thơ trong bài “鹰 – Ưng” của nhà thơ 章孝標 – Chương Hiếu Phiêu – Đại Đường.

穿雲自怪身如電

煞兔誰知吻勝刀

Âm cổ:

Xuyên vân tự quái thân như điện

Sát thố thùy tri vẫn thắng đao

Nghĩa là:

Xé mây quái lạ như tia chớp

Giết thỏ ai hay mỏ quá đao?

Bài thơ trên ống bút diễn tả được cái cương mãnh mà ung dung, quyết liệt mà tự tại, cao xa mà chính xác,…thấy mục tiêu là quyết theo đuổi. Những đức tính ấy ít nhiều thể hiện ở Cao Hoàng Đế. Mặt khác, người ta thường vẽ chim ưng hay đại bàng để ngụ ý đại triển hồng đồ và với tư cách là người sáng lập triều đại, vua Gia Long hoàn toàn xứng đáng với bốn chữ đó. Phải chăng đây là chiếc ống bút ký kiểu mà vua Minh Mạng đã đặt làm vì muốn tưởng nhớ và cũng tự nhắc mình phải luôn xứng đáng thừa kế những công đức mà Hoàng khảo của vua truyền lại? 


COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat