TẢN MẠN VỀ TÊN BÀI THƠ TRÊN CHUM SỨ CỔ - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

TẢN MẠN VỀ TÊN BÀI THƠ TRÊN CHUM SỨ CỔ - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

TẢN MẠN VỀ TÊN BÀI THƠ TRÊN CHUM SỨ CỔ - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

TẢN MẠN VỀ TÊN BÀI THƠ TRÊN CHUM SỨ CỔ - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

TẢN MẠN VỀ TÊN BÀI THƠ TRÊN CHUM SỨ CỔ - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
TẢN MẠN VỀ TÊN BÀI THƠ TRÊN CHUM SỨ CỔ - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua

TẢN MẠN VỀ TÊN BÀI THƠ TRÊN CHUM SỨ CỔ

25-10-2016

TẢN MẠN VỀ TÊN BÀI THƠ TRÊN CHUM SỨ CỔ

Bài viết của Từ Hạnh

 

Trên thên chum sứ ngoài bức tranh phong cảnh hữu tình, với họa pháp điêu luyện, tài hoa thì còn có bài thơ dề phù hợp với cảnh trí. Từ xưa đến nay, đa phần những người học chữ Hán hoặc thích thơ Đường đều biết bài thơ này và đặc biệt là câu thơ cuối "Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ". 

寒雨連江夜入

平明送客楚山孤

洛陽親友如相問

一片冰心在玉壺

江村送客

Âm cổ:

Hàn vũ liên giang dạ nhập Ngô

Bình minh tống khách Sở sơn cô

Lạc Dương thân hữu như tương vấn

Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ

Giang thôn tống khách

Nghĩa:

Vào Ngô, mưa tối lạnh giăng sông,

Núi Sở lặng đưa khách sớm hồng.

Bầu bạn Lạc Dương mà có hỏi,

“Giữa nơi bầu ngọc tấm lòng trong”.

Tiễn khách ở làng mom sông

Và đều biết đây là bài thơ: Phù dung lâu tống Tân Tiệm nhất kỳ 芙蓉樓送辛漸其一 (Lầu Phù Dung tiễn Tân Tiêm - Bài một) nhưng qua chiếc chum này chúng ta được biết bài này còn có tên Giang Thôn tống Khách 江村送客 (Tiễn khách ở làng mom sông).

Mặt khác,  ít nhiều chúng ta từng nghe qua câu chuyện truyền thuyết về Chùa Phù Dung ở Hà Tiên cũng liên qua đến câu thơ "Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ". Giới học giả cho đây là chuyện "lộng giả thành chân" còn ký ức dân gian thì luôn tin là thật. Nếu câu chuyện trên là thật thì liệu câu chuyện tình bi đát kia có liên quan gì đến chiếc chum này không? Trong nguyên tác của Vương Xương Linh 王昌齡 thì tiễn Tân Tiệm ở núi Sở nhưng minh văn trên chum là làng mom sông, thế làng mom sông này có liên quan gì với những làng ven sông Tô Châu, Đông Hồ, Lộc Trĩ của Hà Tiên thưở ấy chăng? Sự trùng hợp của Phù Dung Lâu và Phù Dung Tự có phải là ngẫu nhiên? Đó là những câu chuyện xảy ra cùng thời hoặc liên quan với chum này vậy! 

Có liên quan giữa chuyện và chum không cũng không quan trọng. Khi một ngày nhàn, vãng cảnh Hà Tiên, nghe kể câu chuyện tình xưa cũ,...khi rời Hà Tiên xe lăn bánh nhìn bến Tô Châu lòng nhớ câu Giang Thôn tống khách. Rồi về đến nhà, vào thư phòng uống ấm trà tẩy trần ngắm chum ngâm nhỏ câu:"Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ"...Mà tự cười cho cái thú ngẫn ngơ theo kiểu thưởng ngoạn của mình. Thế chẳng phải một niềm vui giữa đường trần sương gió đấy ru?

Kết quả hình ảnh cho hà tiên thập cảnh ĐÔNG HỒ


COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat