Thêm 3 cổ vật của Quảng Ninh được đề nghị công nhận Bảo vật Quốc gia - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Thêm 3 cổ vật của Quảng Ninh được đề nghị công nhận Bảo vật Quốc gia - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Thêm 3 cổ vật của Quảng Ninh được đề nghị công nhận Bảo vật Quốc gia - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Thêm 3 cổ vật của Quảng Ninh được đề nghị công nhận Bảo vật Quốc gia - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Thêm 3 cổ vật của Quảng Ninh được đề nghị công nhận Bảo vật Quốc gia - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Thêm 3 cổ vật của Quảng Ninh được đề nghị công nhận Bảo vật Quốc gia - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua
Hồ Chí Minh Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 36.190 35.790
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 36.290 35.790
Vàng nữ trang 99,99% 36.140 35.440
Vàng nữ trang 99% 35.782 35.082
Vàng nữ trang 75% 27.258 25.858
Vàng nữ trang 58,3% 21.222 19.822
Vàng nữ trang 41,7% 15.222 13.822
Hà Nội Vàng SJC 36.450 36.250
Đà Nẵng Vàng SJC 36.450 36.250
Nha Trang Vàng SJC 36.450 36.240
Cà Mau Vàng SJC 36.450 36.250
Buôn Ma Thuột Vàng SJC 36.450 36.240
Bình Phước Vàng SJC 36.460 36.220
Huế Vàng SJC 36.450 36.250
Biên Hòa Vàng SJC 36.430 36.250
Miền Tây Vàng SJC 36.430 36.250
Quãng Ngãi Vàng SJC 36.430 36.250
Đà Lạt Vàng SJC 36.480 36.270
Long Xuyên Vàng SJC 36.430 36.250

Thêm 3 cổ vật của Quảng Ninh được đề nghị công nhận Bảo vật Quốc gia

30-12-2019

Thêm 3 cổ vật của Quảng Ninh được đề nghị công nhận Bảo vật Quốc gia

Chủ Nhật, 29/12/2019, 13:59 [GMT+7]
 
 
 

.
.

Vậy là tròn 1 năm sau khi Quảng Ninh lần đầu tiên có 2 cổ vật được công nhận Bảo vật quốc gia, những ngày cuối tháng 12 này, tỉnh tiếp tục có 3 cổ vật nằm trong danh sách này, hiện đã thông qua Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, chờ quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận Bảo vật quốc gia đợt VIII (2019). Đúng là niềm vui nối tiếp những niềm vui…

Tôi còn nhớ khi đón tin vui lần đầu tiên Quảng Ninh có hiện vật được công nhận Bảo vật quốc gia, trong những lần trò chuyện, tôi có hỏi ông Kiều Đinh Sơn, Giám đốc Bảo tàng Quảng Ninh về những dự định tiếp theo, rằng riêng Bảo tàng Quảng Ninh cũng có tới 6.000 hiện vật đang trưng bày. Vậy thì hiện vật nào “lọt vào mắt xanh” các anh để có cơ hội vinh danh tiếp theo đây? Vậy nhưng đáp lại tôi là cái lắc đầu bí mật, còn phải rà soát, còn nhiều quy trình, “thiên cơ chưa lộ” mặc dù ướm qua cũng không phải là không có…

Không gian trưng bày
Không gian trưng bày Bảo vật quốc gia của Bảo tàng tỉnh được khai trương vào tháng 4/2019, khi công bố 2 Bảo vật quốc gia đầu tiên của Quảng Ninh.

Ngay cả khi hồ sơ chuyển đi rồi cũng còn lo lắm, quy trình thẩm định qua nhiều vòng, liệu rằng các hiện vật của Quảng Ninh có được đánh giá cao, có bị rớt lại? Cuối cùng, cả 3 hiện vật, gồm Mâm bồng gốm men vẽ nhiều màu, Thống đồng thời Trần, Trống đồng Quảng Chính (Quảng Ninh) đều đã qua các đợt thẩm định, được Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thông qua vào cuối tháng 12 này.

Thực tế, trước khi lập hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia, các hiện vậy này đều được bảo quản và trưng bày trong các không gian trưng bày của Bảo tàng Quảng Ninh.

Ông Sơn cho hay, các hiện vật này sau khi có Quyết định công nhận Quốc bảo, hoàn thành việc công bố sẽ được đưa vào không gian riêng trưng bày Bảo vật quốc gia mà đơn vị mới khai trương vào tháng 4/2019, khi công bố 2 Bảo vật quốc gia đầu tiên. Việc đơn vị đã xây dựng được phòng trưng bày riêng cho các Quốc bảo cũng được Cục Di sản văn hóa đánh giá rất cao, trước thực trạng không ít địa phương, đơn vị công nhận xong rồi để đấy, không chú ý đến phương án phát huy giá trị. 

Vậy điểm khác biệt, độc đáo, vẻ đẹp các hiện vật đề nghị công nhận Quốc bảo mới của Bảo tàng Quảng Ninh như thế nào? Hãy cùng chúng tôi quan sát, lật giở hồ sơ hiện vật và tìm hiểu thực tế...

Mâm bồng gốm men vẽ nhiều màu - Đóa sen đang độ khai mãn

f
Mâm bồng gốm men vẽ nhiều màu (thời Lê sơ) nom tựa một đóa sen, lòng đĩa vẽ họa tiết cá hóa rồng, bao quanh bởi 9 linh thú độc đáo... 

Quan sát tổng thể, Mâm bồng gốm men vẽ nhiều màu giống như một đóa sen với phần mâm phía trên chính là bông sen, cổ và thân là cuống của bông sen. Ở góc nhìn thẳng từ trên xuống, nó tựa một đoá sen đang độ khai mãn mà đài sen chính là lòng đĩa với hoạ tiết cá hoá rồng được bao quanh bởi 9 linh thú, thành đĩa uốn cong với nhiều lớp cánh sen ôm lấy đài sen.

Qua tìm hiểu cho thấy, mâm bồng gốm men thời Lê sơ hiện được biết có 4 tiêu bản thì 2 tiêu bản ở trong nước, 2 tiêu bản hiện đang được lưu giữ và bảo quản ở nước ngoài nhưng so sánh với tiêu bản của Bảo tàng Quảng Ninh đều rất khác biệt.

Cụ thể, với tiêu bản hiện trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Idemitsu tại Tokyo, Nhật Bản không chỉ có dáng khác mà hoạ tiết hoa văn cũng rất đơn giản, các màu đều được vẽ dưới men và không có màu vàng ánh kim. Tiêu bản thuộc bộ sưu tập tư nhân của ông Nguyễn Văn Dòng tại TP Hồ Chí Minh cũng vậy.

Đề tài trang trí trong lòng mâm và phần cổ tiêu bản này vẽ cảnh trên bến dưới thuyền, thuần túy là cảnh quan, ít mang tính tư tưởng, triết lý. Ngược lại, hình ảnh cá chép hoá rồng trên mâm bồng của Bảo tàng Quảng Ninh thể hiện nhiều tầng lớp triết lý, thông qua đó phản ánh đời sống tinh thần, các yếu tố văn hoá của thời đại.

Bởi lẽ, ở thời Lê sơ, Nho giáo được đề cao, việc học hành thi cử được coi trọng. Hình ảnh cá chép hoá rồng do vậy vừa thể hiện tinh thần vượt khó vừa cũng là hình ảnh biểu trưng của những sĩ tử thành danh, vinh quy bái tổ.

f
Thống đồng thời Trần là hiện vật quý hiếm thời Trần còn lại đến ngày nay. 

Khác biệt nữa là việc sử dụng màu sắc hoa văn. Ông Sơn phân tích, các hoạ tiết trên mâm bồng thuộc bộ sưu tập của ông Nguyễn Văn Dòng được thể hiện chỉ bằng hai màu xanh lam và vàng ánh kim. Trong đó, màu xanh lam được vẽ cho hầu hết các hoạ tiết hoa văn bằng kỹ thuật vẽ dưới men; màu vàng ánh kim chỉ được dùng để điểm xuyết các hoạ tiết hoa văn trong lòng mâm.

Còn phiên bản của Bảo tàng Quảng Ninh được vẽ bằng nhiều màu sắc như: Xanh lam, nâu đỏ, xanh lá cây (xanh lục) và vàng ánh kim. Màu sắc không chỉ được vẽ phối trộn tạo nên hình khối và điểm xuyết cho các hoạ tiết mà còn được dùng cho những đề tài riêng nhằm nâng cao ý nghĩa và tính biểu trưng của hoa văn.

Không chỉ khẳng định tính độc bản, mâm bồng của Bảo tàng còn là tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc cho nghệ thuật gốm men thời Lê sơ thế kỷ XV với dòng gốm men vẽ nhiều màu. Hơn thế, ở một quốc gia nổi tiếng về kỹ thuật gốm sứ ngay cạnh nước ta là Trung Quốc thì gốm men vẽ nhiều màu có từ thời Đường, tuy nhiên việc sử dụng kim loại vàng vẽ trên dòng gốm này chỉ xuất hiện dưới thời Thanh. Còn gốm men vẽ nhiều màu Đại Việt dùng kim loại vàng như một màu để vẽ trên men từ thời Lê sơ cho thấy sức sáng tạo, kỹ thuật cao của các thợ gốm.

Những cổ vật đồng độc đáo, quý hiếm

Trong số 3 hiện vật kể trên thì duy nhất mâm bồng là chất liệu gốm, còn lại là bằng đồng. Đặc biệt, Thống đồng thời Trần là di vật rất quý hiếm trước hết bởi chính chất liệu của nó. Bởi lẽ, do sự tàn phá về văn hóa của quân Minh trong 20 năm xâm lược Đại Việt (1407-1427) sau sự sụp đổ của vương triều Trần mà cho đến nay, các phát hiện về đồ đồng thời Trần là rất hiếm gặp, trừ tiền đồng; chiếc Thống đồng thời Trần này là hiện vật duy nhất cho tới nay. Cùng với chất liệu đồng thì kỹ thuật đúc cũng là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của cổ vật này

Thống sử dụng các loại hoa văn trang trí điển hình của văn hóa nhà Trần như hoa mai, hoa chanh, hoa sen. Hoa văn trên thống vừa có tính chất vương quyền và thần quyền với biểu tượng hình rồng; có cả yếu tố Phật giáo truyền thống thời Trần - Lê với biểu tượng hoa sen; lại vừa có các yếu tố văn hóa dân gian truyền thống qua các hoạt cảnh…

Căn cứ vào hình dáng, kích thước, hoa văn trang trí, đặc biệt là với đôi quai được đúc to, khỏe, có chân bám khá chắc, các nhà nghiên cứu nhận định chiếc thống này là vật tế khí trong các hoạt động nghi lễ của đời sống cung đình (miếu/đường) thời Trần và tiếp tục được sử dụng trong các giai đoạn lịch sử về sau. Với hình thức độc đáo, thống được xem là sự hồi sinh của văn hóa trống đồng Đông Sơn trên nghệ thuật thời Trần.

f
Trống đồng Quảng Chính có niên đại thế kỷ IV - III TCN. Mặt trống là hình 4 con chim bay thuận chiều kim đồng hồ, là điểm rất khác biệt của hiện vật so với nhiều trống đồng Đông Sơn khác.

Khác với 2 hiện vật kể trên đều được Bảo tàng Quảng Ninh sưu tầm trong Dự án sưu tầm và trưng bày Bảo tàng của Sở VH-TT tỉnh năm 2018, Trống đồng Quảng Chính thuộc giai đoạn văn hóa Đông Sơn, niên đại thế kỷ IV - III trước Công nguyên, được phát hiện từ tháng 6/1983 trên một quả đồi thấp trồng chè tại xã Quảng Chính, Hải Hà hiện nay.

Đây là trống xa nhất về phía biển ở miền Bắc Việt Nam, nơi được coi là quê hương của trống đồng, cũng là trống đồng Đông Sơn duy nhất được phát hiện ở Quảng Ninh cho đến nay. Vì thế, cùng với trống Pha Long, trống Quảng Chính chứng minh cho sức sống, cương vực của văn hóa Đông Sơn kéo dài trên một khu vực rộng lớn từ núi cao cho đến ven biển. Trống cùng với sự hiện diện của các di tích văn hóa Đông Sơn như ở Đầu Rằm, ở Quan Lạn và mộ thuyền Phương Nam chứng minh chắc chắn có một giai đoạn văn hóa Đông Sơn trong lịch sử Quảng Ninh.

Ông Sơn khẳng định, điểm độc đáo của trống đồng Quảng Chính là mặc dù mang phong cách đặc trưng của trống Đông Sơn nhưng lại không giống với bất kỳ một trống đồng nào khác đã được phát hiện. Các hoa văn tả thực trên trống được thể hiện vô cùng sinh động với đường cong là chủ đạo, trong khi các trống Đông Sơn khác chủ yếu sử dụng các đường thẳng và cong nhẹ để thể hiện các hoa văn tả thực.

Hoạ tiết hình chim trên trống đồng Quảng Chính cũng không trùng lặp với bất kỳ họa tiết của những trống đồng đã biết. Trên mặt trống là 4 con chim bay thuận chiều kim đồng hồ, trong khi ở hầu hết các trống khác là hình chim bay ngược chiều kim đồng hồ.

Hình thuyền trên tang trống cũng độc đáo ở chỗ mũi thuyền nằm ở phía trái, tức là hướng chuyển động của thuyền là từ phải qua trái, trong khi các trống đồng khác thì ngược lại. Trên thân trống là hình 12 con chim đứng với các tư thế cổ khác nhau, rất sinh động, trong đó các con chim ở cuối băng hoa văn quay đầu vào nhau.

Thành phần hợp kim không có chì cũng là một đặc điểm hết sức độc đáo, khác biệt của trống Quảng Chính khi mà các trống đồng khác đều có tỷ lệ chì từ 10-26%...

Ngọc Mai


COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat