TÔ SỨ VỊNH TIỀU PHU - CANH NGỌ THỜI GIA LONG - MỘT THÔNG ĐIỆP TRUYỀN NGÔI (PHẦN 11 & PHẦN CUỐI) - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

TÔ SỨ VỊNH TIỀU PHU - CANH NGỌ THỜI GIA LONG - MỘT THÔNG ĐIỆP TRUYỀN NGÔI (PHẦN 11 & PHẦN CUỐI) - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

TÔ SỨ VỊNH TIỀU PHU - CANH NGỌ THỜI GIA LONG - MỘT THÔNG ĐIỆP TRUYỀN NGÔI (PHẦN 11 & PHẦN CUỐI) - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

TÔ SỨ VỊNH TIỀU PHU - CANH NGỌ THỜI GIA LONG - MỘT THÔNG ĐIỆP TRUYỀN NGÔI (PHẦN 11 & PHẦN CUỐI) - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

TÔ SỨ VỊNH TIỀU PHU - CANH NGỌ THỜI GIA LONG - MỘT THÔNG ĐIỆP TRUYỀN NGÔI (PHẦN 11 & PHẦN CUỐI) - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
TÔ SỨ VỊNH TIỀU PHU - CANH NGỌ THỜI GIA LONG - MỘT THÔNG ĐIỆP TRUYỀN NGÔI (PHẦN 11 & PHẦN CUỐI) - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua

TÔ SỨ VỊNH TIỀU PHU - CANH NGỌ THỜI GIA LONG - MỘT THÔNG ĐIỆP TRUYỀN NGÔI (PHẦN 11 & PHẦN CUỐI)

24-04-2017

TÔ SỨ VỊNH TIỀU PHU - CANH NGỌ THỜI GIA LONG - MỘT THÔNG ĐIỆP TRUYỀN NGÔI  

(PHẦN 11)

Bài viết của Nhã Thức

Nếu tiếp tục theo hướng suy diễn trên, chúng ta sẽ thấy rằng vua Gia Long rất tinh tế khi viết “Đảm – Đang”. Ngài muốn thể hiện thật rõ cho mọi người – quần thần xung quanh biết Hoàng tử Đảm con của Hoàng Phi Trần Thị Đang. Ngài đem chính “chìa khóa” làm “kho báu” một cách độc đáo. Hơn nữa, đây cũng là cách thể hiện truyền thống của gia pháp họ Nguyễn và cũng là truyền thống của Nam hà: Tử quý - Mẫu vinh (Con phú quý - mẹ vinh hiển).

Khi đọc “Quý hạ vọng hậu đề ở Thúy Liên Đường”, điều trước tiên chúng ta nghĩ đến là dòng lạc khoản nói lên bài Vịnh tiều phu được đề tại Thúy Liên Đường vào ngày 16 tháng 6 (Âm lịch). Hoa sen đẹp nhất, nở nhiều nhất vào tháng sáu nên người xưa còn gọi hoa sen là lục nguyệt hoa tức hoa tháng sáu – chỉ sự hợp thời. Ngày 16 là ngày trăng tròn nhất theo quan niệm của người xưa – chỉ sự viên mãn. Và như vậy tại thời điểm đó Thúy Liên Đường sẽ rất diễm lệ. Thúy Liên Đường tức ngôi nhà sen xanh. Tại sao hoa sen được nhắc đến trong khung cảnh này là ngẫu nhiên hay còn một ý nghĩa gì không?

Hoa sen tháng sáu ở hồ Lưu Kiêm trong Lăng vua Tự Đức

Trăng tròn mười sáu ngắm từ chùa Thiên Mụ

Khi vào trấn thủ Thuận – Quảng, các chúa Nguyễn đã sung mộ Phật giáo, nhiều chùa chiền được trực tiếp xây dựng hoặc được sự bảo hộ của các Chúa Nguyễn…Phật giáo ở Nam hà rất thạnh hành và đi sâu vào mọi khía cạnh xã hội thời bấy giờ. Từ thời Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu về sau các chúa đều quy y Phật giáo và có pháp hiệu: Minh vương – Nguyễn Phúc Chu – Thiên Túng Đạo nhân, Ninh vương – Nguyễn Phúc Thụ – Văn Truyền Đạo nhân, Vũ vương – Nguyễn Phúc Hoạt – Từ Tế Đạo nhân. Ban đầu Thiền tông Tào Động được truyền bá thời Quốc chúa nhưng sau đó thì Tông Lâm tế là tông phái chính ở Nam Hà qua các vị danh tăng Siêu Bạch – Nguyên Thiều, Thiệt Diệu – Liễu Quán, Phật Ý – Linh Nhạc… Trong tông Lâm tế có sách 天聖廣燈錄 – Thiên Thánh Quảng Đăng Lục do 李遵勗 – Lý Tuân Úc đời Tống biên tập trong đó có thuật lại giai thoại 拈花微笑 – Niêm hoa vi tiếu, nói lên việc đức Phật Thích Ca Mâu Ni trao pháp cho ngài Ma Ha Ca Diếp (Niêm: Cầm đưa lên. Hoa: cái bông. Vi: nhỏ. Tiếu: cười. Niêm hoa: cầm cái hoa đưa lên. Vi tiếu: cười mỉm. Niêm hoa vi tiếu: nói đầy đủ là: "Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu." Nghĩa là: Đức Phật Thích Ca cầm cái hoa đưa lên, ông Ma Ha Ca Diếp mỉm cười). Sách 聯燈會要 Liên Đăng Hội Yếu do ngài 晦翁悟明 – Hối Ông Ngộ Minh thời Nam Tống soạn có kể rõ chuyện này như sau: "Trong cuộc hội ở núi Linh Sơn, Đức Thế Tôn giơ cành hoa sen xanh ra hiệu cho đại chúng. Mọi người đều im lặng không hiểu ý gì, chỉ có một mình ông Ma Ha Ca Diếp rạng rỡ mỉm cười. Đức Thế Tôn nói: Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực tướng Vô tướng, Vi diệu Pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trao phó cho Ma Ha Ca Diếp”. Nên khi chữ Thúy Liên ở đây làm cho người đọc có thể liên tưởng đến việc truyền thừa, truyền pháp mà hiểu theo ý nghĩa phổ cập nhất là truyền ngôi vị.

Tượng Phật niêm hoa ở Việt Nam - Thế kỷ 18 

Sách Liên Đăng Hội Yếu của ngài Hối Ông Ngộ Minh 

Phải chăng vua Gia Long biết Hoàng tử Đảm yêu thích hoa sen hay từ sự việc này Hoàng tử Đảm trở nên yêu thích hoa sen? Chúng ta chỉ biết rằng trong Cửu đỉnh ở Đại Nội – Huế có Nhân đỉnh là đỉnh ứng của vua Minh Mạng (Hoàng tử Đảm sau khi lên ngôi báu) trước sân Thế Tổ Miếu có đúc biểu tượng hoa sen mà Cửu đỉnh được ngự chế bởi vua Minh Mạng.

Nhân đỉnh tại sân Thế Tổ Miếu - Đại Nội Huế

Hình ảnh hoa sen được đúc trên Nhân đỉnh

Cụm từ “Quý hạ vọng hậu” nếu chúng ta đọc và hiểu theo chữ Nôm còn có một ý nghĩa khác là Quý người dưới hướng đến việc kế hậu.

Qua những phân tích trên, chúng ta thấy rất rõ thông điệp từ vua Gia Long trong việc chọn Hoàng tử Đảm làm Thái Tử được thể hiện rõ quan bài thơ và dòng lạc khoản trên chiếc tô sứ Vịnh Tiều Phu ký kiểu năm Canh Ngọ.

(Vui lòng xem tiếp phần cuối)

 

Ô SỨ VỊNH TIỀU PHU - CANH NGỌ THỜI GIA LONG - MỘT THÔNG ĐIỆP TRUYỀN NGÔI  

(PHẦN CUỐI)

Bài viết của Nhã Thức

 

Quý hữu đã xem qua thông tin từ thư tịch và những suy luận mang tính chủ quan của chúng tôi về việc Thế Tổ Cao Hoàng Đế - vua Gia Long đã ra thông điệp truyền ngôi báu cho Hoàng tử thứ tư – Nguyễn Phúc Đảm. Hoàng triều Nguyễn chỉ có ba lần lập Hoàng thái tử:

  • Hoàng tử Đảm được tấn phong Đông cung Hoàng thái tử năm 1815 khi 25 tuổi.
  • Hoàng tử Vĩnh Thụy được tấn phong Đông cung Hoàng thái tử năm 1922 khi 10 tuổi. (không có một hoạt động tiêu biểu nào trong 3 năm ở ngôi Thái tử)
  • Hoàng tử Bảo Long được tấn phong Đông cung Hoàng thái tử năm 1939 khi 4 tuổi (vị Thái tử này không bao lên ngôi hoàng đế)

Hình ảnh Đông cung Hoàng Thái tử Vĩnh Thụy

Hình ảnh Đông cung Hoàng Thái tử Bảo Long (Năm 1939)

Tuy nhiên, Thái tử Đảm là một Hoàng Thái tử thực thụ của một hoàng triều hùng mạnh trị vì trên một đất nước độc lập với một diện tích lớn nhất trong lịch sử của dân tộc Việt nam thời trung đại. Sau khi, được phong Hoàng Thái tử, Thái tử Đảm đã có hoạt động chính trị và quản lý rất rõ ràng đồng thời không ngừng được cũng cố địa vị. Còn hai trường hợp còn lại mang tính chất biểu tượng và hoàn cảnh chính trị vì còn nhỏ tuổi và đất nước đang chìm trong đêm dài bảo hộ.

Tình hình chính trị, sự thách thức hoàng quyền và phân chia trong nội bộ triều đình cũng như vị thứ chính danh của vị hoàng tử sắp được tấn phong thời kỳ tấn phong hoàng tử Đảm lên ngôi Hoàng Thái tử rất phức tạp và mang tính chất tồn vong của đất nước, triều đình và hoàng thất vừa mới thiết lập. Từ đó, Vua Gia Long phải rất khéo léo từ việc tạo dư luận thuận lợi, dẹp trừ các mối nguy cơ có thể xảy ra và chờ một thời cơ thuận lợi. Một trong những việc đó, Ngài ngầm đưa ra thông điệp để triều đình cũng như hoàng thất biết để thuận theo ý của mình mà cũng là nhu cầu thật sự của đất nước…

Chúng tôi nhờ duyên lành, phúc hậu sưu tập được chiếc tô sứ xanh trắng có đề bài thơ ngự chế Vịnh tiều phu bằng chữ Nôm của Ngài. Ngài dùng chữ Nôm trong trường hợp này để hậu ý của mình sớm được phổ biến đến những người liên quan. Qua đó, chúng ta càng thấy việc tấn phong Hoàng Thái tử này đã là mối quan tâm vô cùng to lớn đối với Ngài. Và ngày nay, khi thưởng ngoạn chiếc tô sứ ký kiểu này và ngâm lên những dòng thơ trên nó, chúng ta cảm nhận được sự sáng suốt, khả năng quyết đoán, tầm nhìn chiến lược và tình phụ tử căng tràn trên từng đường nét của hiện vật. Khi Hoàng Thái tử Đảm đã chính thức và củng cố được địa vị, Vua Thế tổ đã nhẹ lòng để đi một bước dài trước thời đại trong việc ngự giá “Vạn lý Hoàng sa” để thực hiện chủ quyền.

Chúng tôi rất tự hào về lịch sử nước nhà, tự hào về những gì tiền nhân đã thực hiện, càng yêu quý và trân trọng hơn những gì là dấu ấn của tiền nhân đã để lại cho chúng ta. Chúng tôi nâng niu chiếc tô đặc biệt này nhưng chính tay mình đã được chạm vào lịch sử dân tộc, chạm vào một thuở vàng son của Đế quốc Việt Nam – Hoàng triều Nguyễn.

Chúng tôi rất mong được chia sẽ những thông tin, hình ảnh và cảm xúc khi thưởng ngoạn di sản đặc biệt này đến tất cả các quý đồng điệu trong cộng đồng “hiếu cổ”.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn Quý hữu đã theo dõi bài viết của chúng tôi qua nhiều phần và được đăng tải trong một thời gian dài. Trong bài viết có thể có những vấn đề cần bàn bạc và làm rõ thêm để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hành trạng, phong tục, tâm tư, tình cảm,…của người xưa mà tự soi rọi lại mình,…nhằm trao dồi lập thân, tạo dựng gia đình hạnh phúc và đắp xây đất nước ngày thêm cường thạnh.


COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat