Thành phố | Loại vàng | Giá bán | Giá mua |
TÔ SỨ VỊNH TIỀU PHU - CANH NGỌ THỜI GIA LONG - MỘT THÔNG ĐIỆP TRUYỀN NGÔI
(PHẦN 7)
Bài viết của Nhã Thức
Vua Gia Long thường cho Hoàng Tử thứ tư đi theo cùng trong những lần Ngài thân chinh.
Vào năm 1800, “Vua thân đem thủy quân ra Vũng Tàu, cho hoàng tử thứ tư đi theo”.
Vào năm 1802, sau khi đặt niên hiệu, Ngài lên đường “Bắc phạt”. “Ngày Canh dần, xa giá phát tự Kinh sư. Hoàng tử thứ tư đi theo.”
Và thường tâm sự, chỉ dạy…về gia pháp/ gia bảo, những thân thần…làm cho ta thấy dường như Vương tử/ Hoàng tử thứ tư luôn được gần bên Ngài.
Vua Gia Long nói về ấn truyền quốc cho Vương tử/ Hoàng tử thứ tư, “Khoảng năm Gia Long, vua từng dụ hoàng thái tử, tức Thánh tổ Nhân hoàng đế rằng: “ấn báu này các đời truyền nhau, ngày xưa đã trải nhiều phen binh lửa, người chẳng chắc còn, mà ấn này vẫn cứ giữ trọn trước sau, chiếu văn và bổ dụng quan lại đều dùng ấn này, giữ tín trong nước, ai cũng hưởng ứng. ấn này quan hệ với quốc gia không nhỏ, thực là ngôi báu trời cho vẫn có quỷ thần giúp đỡ, khiến cho ngọc bích của Triệu lại trở về (Triệu bích: Lạn Tương Như nước Triệu đem ngọc bích sang Tần để đổi lấy 5 thành, Tần không đổi thành, Tương Như đem bích về) để truyền cho con cháu. Vả lại nhà nước ta liệt thánh nối nhau, chồng chất sáng hòa, hơn 200 năm, nay nhờ yêu dấu thiêng liêng mà thống nhất cả nước, Phước chứa vốn đã lâu rồi. Kinh Thi có câu “Nhà Chu nước dù cũ mà mệnh trời thì mới” (Chu tuy cựu bang, kỳ mệnh duy tân), sự mở mang cơ nghiệp vốn bắt đầu tự Văn vương Vũ vương, mà công gây dựng buổi đầu thực là tự Cổ công và Vương Quý. Những vật cũ đời ấy để lại như cái đỉnh cái di, người Chu cũng đều xem là đồ báu. Huống chi cái ấn quốc bảo của tổ tiên ta để lại ư? Từ nay về sau nên lấy ấn này làm vật báu truyền ngôi. Con cháu ta phải đời đời để lại cho nhau, đừng làm mất đi mà truyền đến ức muôn năm dài lâu mãi mãi”. Năm Canh thìn, Minh Mệnh năm thứ 1, tháng 2, ngày tốt, Thánh tổ Nhân hoàng đế tự tay phong kín cất đi. Đến năm Đinh dậu thứ 18 ngày 22 tháng chạp lại mở xem một lần rồi viết chữ son niêm lại để cất như cũ, dùng để truyền cho ức muôn đời)”.
Khi nói về Đặng Đức Nghị, “Vua từng dụ bảo hoàng tử thứ tư rằng: “Trước kia ta còn bôn ba, những bề tôi theo hầu lắm kẻ hoảng hốt nhầm lẫn, duy một mình Đức Nghị là giữ được lễ độ, không vì điên bái (Điên bái: nghiêng chúc xuống; điên: ngã nhào; bái: thịnh lớn) vội vàng mà đổi thái độ của mình”.
Vua Gia Long rất quan tâm đến việc học hành của các con. Đặc biệt với Hoàng Tử thứ tư thì con nghiêm cẩn hơn.
Đại Nam Thực Lục viết:
“Hoàng tử thứ tư 15 tuổi, sẵn tính thông minh, vua thường khuyên học. Một hôm cưỡi thuyền thủ quyển (Thủ quyển: Nghĩa đen là thuyền mũi cuốn. ở Huế có thứ tròng ngao, người ta dùng để đi chơi trên sông Hương, ở phía mũi căng một cái bong để che nắng, khi trời mát thì cuốn lại, phải chăng đó là thuyền thủ quyển?!) của vua đi chơi xem sông Hương. Vua nghe tin giận. Hoàng tử thứ tư sợ hãi, kíp xin chịu tội. Vua gọi đến trước mặt, đánh mắng. Nguyễn Huỳnh Đức và Lê Văn Duyệt cố sức xin không được. Sau đó triệu thị học trách về tội không hay can ngăn. Rồi sai Lễ bộ Đặng Đức Siêu kiêm sung phụ đạo. Lại sai Hàn lâm thị thư và thị trung cai đội đều hai người, ngày ngày vào phủ để xem siêng năng hay trễ nải. Từ đó hoàng tử thứ tư học ngày càng tiến.”
Trước được tấn phong Hoàng Thái Tử, Hoàng Tử thứ tư đã ít nhiều được vua Gia Long cho tham chính và thường “chuẩn tấu” theo lời tâu.
Đai Nam Thực Lục viết:
“Cấm nhân dân không được trồng trọt ở thánh địa các lăng. Thế rồi dân Định Môn có kẻ phạm cấm. Vua muốn chém xã trưởng là Bùi Văn Tín để làm gương. Hoàng tử thứ tư xin. Vua bèn tha.”
Khi chọn đất xây lăng Thiên Thọ, Hoàng Tử thứ tư đi theo và bói chọn đất cho vua. “Ngày Quý sửu, dựng Thọ lăng ở Thụ Sơn xã Định Môn. Trước đây, Đại hành hoàng hậu băng, vua cùng đại thần bàn muốn phỏng theo lễ hợp lăng (Hợp lăng: Táng 2 ông bà vào một lăng, cũng gọi là song táng) của người xưa, sai Tống Phước Lương và Phạm Như Đăng lãnh chức Sơn lăng sứ, khiến cùng Lê Duy Thanh đi xem các núi. Bảy lần bói, chỉ có núi Thụ Sơn là tốt. Vua đến xem đất ấy vượng khí chung đúc, các núi quanh chầu bầy tôi đều cho là đất tốt vạn niên. Vua sai hoàng tử thứ tư bói. Bói được quẻ Dự. Nguyễn Hữu Thận xem quẻ rồi nói: “Tốt lắm”.”
Sau khi tấn phong Hoàng Tử Đảm làm Hoàng Thế Tử với lễ nghi trang trọng vào năm 1816. Sang năm 1817, Bộ Lễ lại tiếp tục tâu lên những điều như kỵ húy, các các quan xưng hô với Hoàng Thái Tử, tên gọi sinh nhật của Hoàng Thái Tử…tất cả nhằm tạo một uy thế cho khắp trăm quan cùng thiên hạ hiểu rằng ngôi chí tôn đã định và tuy không xưng Thái Thượng Hoàng nhưng thực tế Hoàng Thái Tử đã từng bước điều hành đất nước.
Đại Nam Thực Lục viết:
“Bộ Lễ tâu nói: “Từ xưa các đế vương đời nào cũng có quốc húy (Quốc húy: Tên húy cả nước phải kiêng, viết đến thì bớt nét đi hoặc đổi dùng chữ khác, đọc đến thì phải đọc trại đi) để dạy bảo cho thiên hạ, như thế là nêu rõ nghĩa tôn người đáng tôn, xem trọng thể thống triều đình, bảo cho dân biết kính. Nay lập ngôi thái tử danh phận đã định, nghĩa lớn ở đấy xin kính đưa tôn tự để thần dân biết mà kính tránh. Lại kính xét sử nhà Minh ở tờ khải mà thần dân trong ngoài dâng lên Hoàng thái tử đều phải xưng thần, thế là để tỏ danh phận chính đáng. Xin từ nay tờ khải của thần dân đều theo như điển nhà Minh. Còn sinh nhật Hoàng thái tử gọi là tiết Thiên Xuân, xin cứ trước một ngày và chính ngày hôm ấy thì nêu rõ điều răn cấm cho trọng điển lễ”. Vua y lời tâu.”.
“Sắc từ nay hồ sơ các án đình thần xét bàn các tội từ đồ lưu trở xuống đều khải lên cho Hoàng thái tử xét đoán.”
“Sứ Xiêm La đến điện Thanh Hòa yết kiến Hoàng thái tử. Khi trở ra nói với người thông ngôn rằng: “Vị hoàng chừ tuổi đương trai trẻ, oai dung đức độ thực không phải người thường”.
“Bảy sách Man Cam Lộ vào cống mừng đại lễ sách lập Hoàng thái tử”.
Bên cạnh đó vẫn tạo tiếp các “điềm lành” cho việc đã “chọn” đúng Hoàng Thái Tử vì thời xưa người ta vẫn rất tin thuyết “Thiên nhân tương hợp”.
Đại Nam Thực Lục viết:
“Sông Bến Nghé ở Gia Định nước trong suốt 12 ngày. Trước kia, khi vua lấy lại thành Gia Định nước sông đã trong; đến nay Hoàng thái tử mới lập, nước sông lại trong, người đều cho là ứng điềm thánh nối thánh.”.
“Vua thung dung cùng Hoàng thái tử bàn về chính sự của đế vương các đời, đến khi mặt trời xế bóng mới thôi.”
Từ năm 1817, Hoàng Thái Tử nhiếp tế tại Thái Miếu, yết lăng và nhiếp tế cả đàn Nam Giao.
“Ngày kỵ lăng Trường Cơ, lăng Vĩnh Cơ, lăng Trường Hưng, lăng Quảng Hưng, Hoàng thái tử khâm mạng làm lễ.”
Qua những thông tin trên, chúng ta nhận thấy việc chọn người kế vị đã nằm trong thâm tâm vua Gia Long từ lâu chứ không phải một ngày, một buổi hay do ai tấu trình, lung lạc được.
(Vui lòng xem phần 8)
TÔ SỨ VỊNH TIỀU PHU - CANH NGỌ THỜI GIA LONG - MỘT THÔNG ĐIỆP TRUYỀN NGÔI
(PHẦN 8)
Bài viết của Nhã Thức
Như chúng tôi đã trình bày, vua Gia Long là một người rất thận trọng vì Ngài là nạn nhân từ nạn quyền thần phế lập…Khi cho Hoàng tử thứ tư chính thức thay Ngài tế trong Lễ tang Hoàng hậu Tống thị đồng thời chính thức công bố Hoàng tử thứ tư là con nuôi có khế khoán của Hoàng hậu mà nhân chứng là Tả Quân Lê Văn Duyệt và Cung tỳ Nguyễn Thị Lê, vật chứng là tờ khế khoáng quá phòng. Những điều đó gần như Ngài công khai chuyện sớm muộn sẽ lập Hoàng tử thứ tư làm Hoàng Thái Tử. Cũng trong giai đoạn này, thì Trung Quân Nguyễn Văn Thành cũng công khai ủng hộ Hoàng tôn Đán làm Hoàng Thái Tử với các đồng liêu ở phủ riêng và Thượng thư Bộ lễ Trịnh Hoài Đức lên tiếng phản đối (như đã trình bày ở phần trước). Phải chăng để đảm bảo an toàn và thuận lợi tuyệt đối, Ngài đã tiến hành kế hoạch điều chuyển các quan lại liên tục từ năm 1814 đến khi lập Hoàng Thái Tử? Trong những điều chuyển được viết rất rõ trong Đại Nam Thực Lục thì chỉ một phần là điều chuyển theo định kỳ hay do người tại nhiệm bị ốm hay mất còn đa phần là thuyên chuyển. Xu hướng điều chuyển chính là lấy các quan lại từ Trung ương/ Kinh đô bổ nhiệm về địa phương và lấy miền hai miền Nam – Bắc hoán đổi. Những điềi chuyển liên quan đến trấn Bắc Thành diễn ra liên tục. Trong các điều chuyển đó liên quan đến các lảnh đạo về quân đội khá nhiều. Đặc biệt điều cả 3000 quân Thần Sách gốc Thanh – Nghệ vào Gia Định đồng thời chuyển thốc về trữ tại Kinh Đô. Bên cạnh việc điều chuyển quan lại là “định lại lệ cấm cửa hoàng thành” vào năm 1815. Đầu năm 1816 đã “Hạ lệnh cho Bắc Thành mỗi tháng 3 lần sai người về Kinh tâu việc để hỏi han” và “Ra lệnh cho bộ Hình định thêm điều luật. Phàm quan viên văn võ không được cùng hoàng tử hoàng tôn giao thông đi lại”. Cùng thời điểm đó khoảng năm 1815 đến 1816, Tiền quân Nguyễn Văn Thành hoàn toàn bị hút sâu vào vụ án văn tự của con trai Ông – Nguyễn Văn Thuyên. Qua những thông tin trên, chúng ta có thể nhận thấy, vua Gia Long đã chuẩn bị rất cẩn thận để tránh bất kỳ một cuộc chính biến hay binh biến nào có thể xảy ra cho việc lập Hoàng Thái Tử. Chúng ta hãy cùng điểm qua các thông tin trên được viết trong Đại Nam Thực Lục.
Giáp Tuất, Gia Long năm thứ 13 [1814]
Trấn thủ Kinh Bắc là Nguyễn Đình Tuyển bị phát giác về tội nhũng lạm bị bãi chức. Lấy Khâm sai chưởng cơ chánh quản thập cơ Tuy Thắng của Hậu quân là Ngô Văn Ngữ lãnh Trấn thủ Kinh Bắc.
Triệu Hiệp trấn Thanh Hoa là Nguyễn Hoài Quỳnh về Kinh. Lấy Tham tri Hình bộ là Nguyễn Xuân Thục lãnh Hiệp trấn Thanh Hoa.
Lấy Cai cơ quân Chấn võ là Đặng Văn Toán làm Quản đạo Long Xuyên, cựu Ký lục Quảng Bình là Nguyễn Văn Nhiên làm Tri bạ.
Lưu thủ Quảng Nam là Nguyễn Cửu Khoáng về đinh ưu; lấy Vệ úy vệ Tiền nhất Thịnh trung là Trần Đăng Long lãnh Lưu thủ Quảng Nam.
Triệu Cai bạ Phiên An là Hoàng Như Lân về Kinh; lấy cựu Hiệp trấn Kinh Bắc là Phan Tiến Thiện làm Cai bạ Phiên An.
Lấy Quản cơ Nguyễn Văn Phong làm Vệ úy vệ Hùng cự nhị Tượng quân, Võ Công Hanh làm Quản cơ cơ Trung kích, Phó quản cơ Thái Đình Tư làm Quản cơ cơ Tiền kích, Cai đội Nguyễn Văn Phú làm Quản cơ cơ Bình tượng.
Lấy Đông các học sĩ Lê Duy Thanh làm Thị trung trực học sĩ, kiêm Thái thường tự khanh, tham bồi việc Lễ bộ.
Lưu thủ Quảng Bình là Lê Văn Luân chết; cho hai cây gấm Tống; lấy Khâm sai chưởng cơ Vệ úy vệ Tiền nhị Thị trung là Phan Văn Thúy lãnh Lưu thủ Quảng Bình.
Cho Khâm sai cai cơ giám thành Phó sứ là Nguyễn Đức Sĩ làm Chưởng cơ lãnh giám thành sứ.
Lấy Tuyên úy Thiêm sự Tuyên Quang là Ma Doãn Điền quản hiệu Hùng nhất, Thổ mục Ma Sĩ Nhuận làm Chánh thủ hiệu quản hiệu Hùng nhị, cùng lãnh xưởng đồng Tụ Long về việc thuế cửa quan và mỏ.
Lấy Hàn lâm viện trực giảng là Hoàng Kim Hoán làm Thiêm sự Binh bộ, Tri huyện Bồng Sơn là Nguyễn Kim Truy làm Thiêm sự Công bộ.
Quản Ngoại đồ gia là Cáp Văn Hiếu tuổi già về hưu trí; lấy Lưu thủ Tôn Thất Huyên thay.
Lấy cựu Hiệp trấn Thái Nguyên là Lê Viết An làm Ký lục Bình Hòa, Tham hiệp Nghệ An là Lưu Văn Vượng làm Ký lục Bình Thuận.
Sai Cai cơ Trần Hữu Lộc quản nhà đồ Bắc Thành.
Lấy cai cơ Vọng Các là Nguyễn Tiến Lượng làm Quản đạo đạo Kiên Giang.
Ất Hợi, Gia Long năm thứ 14 [1815]
Lấy Tham luận Phan Tiến Tuấn làm Tham hiệp Nghệ An.
Lấy Cai cơ Mai Văn Châu làm Phó vệ úy vệ ban trực Tiền quân Thần sách, Phan Tiến Điện làm Phó vệ úy vệ Ban trực hữu, Võ Văn Trí làm Phó vệ úy vệ Ban trực hậu, Nguyễn Văn Mạo làm Phó vệ úy vệ Tiến bảo nhị Tiền quân.
Tháng 2, triệu Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt, Đô thống chế Trần Văn Năng, Phó tướng Tô Văn Mạc, Hiệp tổng trấn trấn Bắc Thành Lê Chất Thượng thư Hộ bộ Nguyễn Đình Đức, và các quan dinh trấn đều một người về kinh. Rồi có điệp báo ở Gia Định rằng quân Xiêm tiến vào Khổ Đạt Mang (tên đất) nói phao rằng đi đánh Man Lào, nên lại hạ lệnh cho Văn Duyệt và Văn Năng lưu lại thành để phòng bị.
Triệu Hiệp trấn Sơn Nam hạ là Đinh Văn Nhã về Kinh. Lấy Hiệp trấn Sơn Nam thượng là Nguyễn Quang Huyên làm Hiệp trấn Sơn Nam hạ, cựu Cai bạ Quảng Đức là Trần Ngọc Quán làm Hiệp trấn Sơn Nam thượng.
Lấy cựu Tham hiệp Cao Bằng là Đào Xuân Thự làm Tham hiệp Sơn Nam thượng.
Sai Nguyễn Văn Trí và Trương Đăng thủ hộ Kinh thành.
Triệu Trấn thủ Bình Hòa là Nguyễn Đắc về Kinh; lấy Chưởng cơ Mai Tiến Vạn lãnh Trấn thủ Bình Hòa.
Lấy Quản phủ Đoan Hùng là Nguyễn Công Đạt làm Trấn thủ Thái Nguyên.
Trấn thủ Hà Tiên là Trương Phước Giáo ốm phải nghỉ việc; lấy Trấn thủ Biên Hòa là Nguyễn Văn Triêm làm Trấn thủ Hà Tiên, Chưởng cơ Tống Văn Khương lãnh Trấn thủ Biên Hòa.
Lưu thủ Quảng Trị là Nguyễn Cửu An ốm phải nghỉ việc; lấy Trấn thủ Bình Thuận là Phan Tiến Quý làm Lưu thủ Quảng Trị, Quản cơ cơ Thuận Nghĩa là Trương Văn Chính làm Trấn thủ Bình Thuận.
Lấy Thuộc nội cai đội là Nguyễn Thành làm Quản thủ đạo Cam Lộ, Khâm sai cai cơ Nguyễn Đức Triệu làm Quản thủ đạo Trần Giang, Hàn lâm viện Trần Chí Thái làm Tham luận đạo Kiên Giang, Nguyễn Hy làm Tham luận đạo Phố Hài.
Cai bạ Vĩnh Thanh là Kiều Công Tuấn chết. Lấy Ký lục Quảng Trị là Lê Đắc Tần làm Cai bạ Vĩnh Thanh, cựu Hiệp trấn Kinh Bắc là Nguyễn Duy Hòa làm Ký lục Quảng Trị, cựu Hiệp trấn Tuyên Quang là Bùi Công Kim làm Hiệp trấn Kinh Bắc. Liền đó Kim chết.
Lấy thổ tù châu Chiêu Tấn là Đèo Quốc Thể làm Chiêu thảo đồng tri, đóng giữ đồn Ninh Biên (thuộc tỉnh Hưng Hóa, tiếp giáp với huyện Kiến Thủy nước Thanh).
Lấy trấn thủ Sơn Nam hạ là NguyễnVăn Xuân làm Phó tướng Tả quân, đóng thú ở Gia Định, Phó tướng Tiền quân là Nguyễn Văn Hiếu lãnh Trấn thủ Sơn Nam hạ.
Sai Hiệp tổng trấn Bắc Thành Lê Chất trở về thành, triệu Tổng trấn Nguyễn Hoàng Đức đến Kinh chầu thăm. Hoàng Đức đến, nhân xin nghỉ về Gia Định. Vua y cho.
Lấy Cai cơ Tượng quân là Phan Đình Tần làm Phó vệ úy vệ Hùng cự nhất, Cai đội Tống Văn Sở làm Phó vệ úy vệ Hùng cự nhị.
Cai bạ Định Tường là Lê Xuân Nghi ốm phải nghỉ việc; lấy Thiêm sự Công bộ là Phan Văn Thịnh làm Cai bạ Định Tường.
Sai Đại sứ cục Bảo tuyền là Trương Văn Minh kiêm lãnh việc Nhà đồ Bắc Thành.
Hiệp trấn Cao Bằng là Bùi Văn Bình, Tham hiệp Sơn Nam hạ là Nguyễn Bá Tuần đều về đinh ưu; lấy Thiêm sự Công bộ là Nguyễn Văn Thục làm Hiệp trấn Cao Bằng, Tri phủ Nam Sách là Nguyễn Hữu Phượng làm Tham hiệp Sơn Nam hạ.
Triệu Tổng trấn Gia Định là Lê Văn Duyệt về Kinh; sai Phó tổng trấn là Trương Tấn Bửu quyền giữ ấn vụ tổng trấn.
Lấy Tri phủ Quốc Oai là Cao Duy Diệu làm Chánh đốc học Gia Định.
Sai hơn 3.000 người quân Thần sách ở Thanh Nghệ cùng ngũ quân và Tượng quân ở Bắc Thành đổi đi thú Gia Định. Triệu lính thú cũ trở về.
Đốc học Nghệ An là Nguyễn Khắc Tráng ốm phải nghỉ việc; lấy cựu Đốc học Thanh Hoa là Phan Bảo Định làm Đốc học Nghệ An.
Lấy Hiệp trấn Hải Dương là Nguyễn Văn Lê làm Hiệp trấn Kinh Bắc, Thiêm sự Hộ bộ là Ngô Khổn làm Hiệp trấn Hải Dương.
Sai Quảng Nam chở 50.000 hộc thóc đem trữ ở Bình Hòa.
Định lại lệ cấm cửa Hoàng thành. (Mỗi ngày chập tối canh đầu, cuối 9 khắc thì đánh trống đồng, cuối 10 khắc nổ 2 tiếng súng, các cửa đều đóng. Đến canh năm, cuối 7 khắc đánh trống đồng, cuối 8 khắc cũng nổ 2 tiếng súng, các cửa đều mở. Ngày đại triều thì khắc đầu canh năm đánh ba hồi trống; đến 8 khắc, nổ súng mở cửa như lệ. Ban đêm, lúc các cửa đã đóng, nếu có việc truyền lệnh cho người ra vào, người canh cửa xét xem có bài mới được mở cửa. Nhân dân có việc đến Võ công thự thì vào cửa Hiển Nhân, đi theo góc bên trái ngoài tường điện Hoàng Nhân. Tả cứu, Thị mã, Thị tượng ra vào cũng đi như thế).
Lấy Phó vệ úy vệ Dương võ quân Thần sách là Nguyễn Cửu Lợi làm Phó vệ úy vệ Uy võ.
Tháng 8, Đốc học Sơn Tây là Nguyễn Lý về đinh ưu; lấy Trợ giáo Sơn Nam thượng là Nguyễn Huy Chung làm Đốc học Sơn Tây.
Lấy Phó vệ úy vệ Hậu nhị Thị trung là Nguyễn Mậu Xuân quản Nhà đồ Bắc Thành, Cai cơ Nguyễn Công Hoa làm phó.
Lấy Phó thủ hiệu Lạng Sơn là Nguyễn Đình Trác, làm Phó quản cơ cơ Hùng tiệp, Thuộc hiệu Thái Nguyên là Ngô Dao làm Trưởng hiệu chi Hùng kiên.
Lấy Quản phủ Thường Tín là Võ Văn Thân làm Phó thống thập cơ Kiên nhuệ của Tả quân.
Ký lục Bình Hòa là Lê Viết An ốm phải nghỉ việc; lấy Tham quân Hữu quân là Bùi Đức Minh làm Ký lục Bình Hòa.
Ký lục Bình Thuận là Lưu Văn Vượng chết; lấy Tham hiệp Hải Dương là Trần Thiên Tải làm Ký lục Bình Thuận, Tri phủ Hạ Hồng là Hà Nguyễn Thứ làm Tham hiệp Hải Dương.
Đổi vệ Thị trà Thị nội làm vệ Kiện võ.
Lấy Thuộc nội vệ úy vệ Trung nhất Thị trung lãnh Trấn thủ Bình Định là Hoàng Công Lý làm Tả thống chế thị trung (quản năm vệ Trung nhất, Tiền nhất, Tả nhất, Hữu nhất, Hậu nhất), Thuộc nội vệ úy vệ Trung nhị là Trương Phước Đặng làm Hữu thống chế (quản năm vệ Trung nhị, Tiền nhị, Tả nhị ,Hữu nhị, Hậu nhị),Thuộc nội cai cơ thị nội chánh quản các vệ đội Trung hầu, Chấn uy, Tiểu sai là Võ Viết Bảo làm Thống chế Thị nội (quản năm vệ Nội trực, Thắng uy, Trung tín, Trung cần, Kiện võ), cấp cho một đội Hùng sai làm lính theo hầu, sai chia ban để túc trực, mỗi ban một người. Khi nào xa giá đi tuần thì lấy một người ở giữ kinh thành. Lại thấy đó là chức thị vệ nên miễn cho việc dự đình nghị.
Lấy Chưởng cơ Phạm Văn Quỳnh lãnh Trấn thủ Bình Định.
Lấy Phó vệ úy vệ Hữu nhất Thị trung là Nguyễn Văn Nguyên làm Vệ úy vệ Hữu nhất, Phó vệ úy vệ Hậu nhất là Hoàng Văn Tại làm Vệ úy vệ Hữu nhị.
Tham hiệp Nghệ An là Phan Tiến Tuấn chết; lấy Tri phủ Đức Quang là Nguyễn Khoa Hảo làm Tham hiệp Nghệ An.
Lấy Tả tham tri Lễ bộ là Trần Quang Tĩnh làm Hữu tham tri Binh bộ.
Bính tý, Gia Long năm thứ 15 [1816]
Mùa xuân, tháng giêng, lấy Tổng trấn Bắc Thành là Nguyễn Hoàng Đức làm Tổng trấn Gia Định.
Triệu thượng thư Hộ bộ lãnh Bắc Thành Hộ tào là Nguyễn Đình Đức về Kinh. Lấy Tả tham tri Hộ bộ là Nguyễn Hữu Thận thay lãnh Hộ tào. Trước vua thấy Bắc Thành nhiều việc, muốn triệu Đình Đức mà khó có người thay. Vua bảo Hữu Thận rằng: “Ta đã lựa chọn, không có khanh thì không được, nên có mệnh ấy”.
Lấy Câu kê Trần Văn Hoằng làm Cai bạ Nhà đồ Bắc Thành.
Lấy Phó đô thống chế Thủy quân là Đào Văn Lương làm Đô thống chế.
Hạ lệnh cho Bắc Thành mỗi tháng 3 lần sai người về Kinh tâu việc để hỏi han.
Ra lệnh cho bộ Hình định thêm điều luật. Phàm quan viên văn võ không được cùng hoàng tử hoàng tôn giao thông đi lại.”
(Vui lòng xem tiếp phần 9)
TÔ SỨ VỊNH TIỀU PHU - CANH NGỌ THỜI GIA LONG - MỘT THÔNG ĐIỆP TRUYỀN NGÔI
(PHẦN 9)
Bài viết của Nhã Thức
Sách Đại Nam Thực Lục - Đệ nhị kỷ - Thực lục về Thánh tổ Nhân hoàng đế
“Thánh tổ, Thể Thiên Xương Vận Chí Hiếu Thuần Đức Văn Vũ Minh Đoán Sáng Thuật Đại Thành Hậu Trạch Phong Công Nhân hoàng đế, tên huý là Hiệu, lại huý là Đảm, sinh năm Tân hợi [1791] (năm thứ 12 sau khi Thế tổ Cao hoàng đế nối ngôi vương - Thanh Kiền Long năm thứ 56), là con thứ tư Thế tổ Cao hoàng đế. Mẹ là Thuận thiên Cao hoàng hậu Trần thị. Trước khi sinh vua, hoàng hậu nằm mơ thấy người thần dâng một cái ấn, sắc đỏ như mặt trời. Vua sinh ra thực ứng vào điềm ấy.
Năm Gia Long thứ 15 [1816], mùa hạ, tháng 6, ngày Kỷ mùi, sách phong lập làm Hoàng thái tử, ở điện Thanh Hoà.
Năm thứ 18 [1819], mùa đông tháng 12, ngày Đinh mùi, Thế tổ Cao hoàng đế băng, bầy tôi dâng tờ khuyên ngài lên ngôi, ngài thương khóc mãi không thôi. Các đại thần hai ba lần xin mãi, ngài mới nghe theo.
…
Ngày Bính thìn, đến điện Hoàng Nhân, lạy chịu ấn vàng truyền quốc và áo bào “Muôn năm nối ngôi”.
Canh thìn, năm Minh Mệnh thứ nhất [1820], (Thanh Gia Khánh năm thứ 25), mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 1 Mậu ngọ, vua lên ngôi Hoàng đế ở điện Thái Hoà, đặt niên hiệu và đại xá, ban chiếu cho trong ngoài.”
Sách Đại Nam Liệt Truyện viết:
“Thuận Thiên Cao Hoàng hậu họ Trần, người ở huyện Hương Trà phủ Thừa Thiên, là con gái Thọ quốc công Trần Hưng Đạt, mẹ là họ Lê. Lúc biến loạn năm Giáp Ngọ, Hiếu Khang Hoàng hậu, ẩn nấp ở làng An Du, Hậu là con nhà danh giá, được tiến vào hầu. Năm Mậu Tuất(1778) Thế Tổ Cao Hoàng đế nhi871;p chính ở Gia Định sai người rước từ giá (tức Hiếu Khang Hoàng hậu). Mùa xuân năm Kỷ Hợi (1789) Hậu và các Trưởng công chúa đều theo đi. Hậu 14 tuổi được tiến vào cung, rồi tấn phong là Tả cung tần, hiệu là Nhị phi.
Khi ấy giặc Tây Sơn đương hăng, Thế Tổ phải xiêu dạt đi xa, Hậu cứ hàng đêm đốt hương khấn trời rằng: "Nay vận nước còn bối rối, chưa có yên định hẳn, may mà sinh con, sợ đương lúc chạy xa này, bỏ đi thì không nỡ, bế cõng đi theo, lại không khỏi bận lòng cho chúa thượng; nếu mệnh đáng có con, xin đợi thiên hạ thái bình, rồi sau hãy sinh con thực là trời cho vậy".
Năm Mậu Thân (1788) lấy lại được thành Gia Định. Có một đêm, Hậu nằm chiêm bao thấy người thân trình một cái ấn báu, hai cái ấn, cái ấn báu thì sắc đỏ bóng nhẫy tươi sáng như mặt trời; một cái ấn thì sắc tía, một cái ấn thì sắc rất nhạt, Hậu đều nhận cả.
Năm Tân Hợi (1791) Hậu 24 tuổi, sinh ra Thánh Tổ Nhân Hoàng đế ở thôn Hoạt Lộc (thuộc Gia Định, khoảng năm Minh Mạng dựng đền Khải Tường ở đấy), con thứ hai là Kiến An vương, tên là Đài; thứ ba là hoàng tử Hiệu chết sớm; thứ tư là Thiệu Hóa quận vương tên là Chẩn.”
Theo sách Hoàng Triều Ngọc Điệp:
“Bà tên húy là Đang (璫), lại húy là Kính (敬) con gái thứ của Thọ Quốc công Trần Hưng Đạt (陳興達) (1746 - 1810) và Thọ Quốc phu nhân Lê thị.”
Qua những thông tin trên, chúng ta nhận thấy húy của Thuận Thiên Cao Hoàng hậu và vua Minh Mạng là “Đảm” và “Đang”.
(Vui lòng xem tiếp phần 10)
TÔ SỨ VỊNH TIỀU PHU - CANH NGỌ THỜI GIA LONG - MỘT THÔNG ĐIỆP TRUYỀN NGÔI
(PHẦN 10)
Bài viết của Nhã Thức
Qua những thông tin trên chúng ta đã biết được chính xác vua Minh Mạng có tên húy là “Đảm” và Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu Trần Thị có tên húy là “Đang”.
Khi chúng tôi sưu tầm được tô sứ Canh Ngọ lối "nhất thi nhất họa". Một mặt vẽ cảnh rừng núi trùng điệp, hùng vĩ, quanh lối mòn có vài tiều phu gánh củi trở về, kèm bài thơ đề vịnh và lạc khoản:
Nguồn tham đò dục suốt chăng mang
Bao nã đem mình ẩn núi Thương
Lưng vận búa trăng chơi đủng đỉnh
Chân chầy ngàn tuyết bước xênh xang
Tấc tài dài ngắn tay thu thập
Một gánh giang san sức đảm đang
Dù nhẫn mai ngơi vào Thạch Thất
Đành đành bắt chước thói chàng Vương
Quý hạ vọng hậu đề ở Thúy Liên Đường
Khi đọc bài thơ, chúng tôi cảm nhận được một khẩu khí của bậc chủ sơn hà nên dẫu nhiều người có ý kiến cho rằng đây là thơ của Tiền quân Nguyễn Văn Thành hay của Thượng thư Bộ Lễ Đặng Đức Siêu hoặc Quốc thúc Tôn Thất Thăng nhưng có nhiều khả năng là không thể vì một số lý do sau:
Như vậy, bài thơ Nôm này là của Thế Tổ Cao Hoàng Triều Nguyễn – vua Gia Long. Nhưng bài thơ này chỉ mang tính chất là một bài thơ giải bài tâm trạng và nói lên khẩu khí của bậc quân vương để đề lên trân ngoạn mà mình yêu thích hay còn một ý nghĩa nào khác hay không?
Chúng ta trước tiên sẽ thêm các dấu câu vào bài thơ cho dễ nghiên cứu:
Nguồn tham, đò dục suốt chăng mang,
Bao nã đem mình ẩn núi Thương.
Lưng vận búa trăng, chơi đủng đỉnh.
Chân chầy ngàn tuyết, bước xênh xang.
Tấc tài dài ngắn, tay thu thập,
Một gánh giang san, sức đảm đang.
Dù nhẫn mai ngơi vào Thạch Thất,
Đành đành bắt chước thói chàng Vương.
Quý hạ vọng hậu đề ở Thúy Liên Đường.
Bài thơ thể hiện lên chí khí của người từng trải, đã vượt qua trăm cay ngàn đắng để hoàn thành đại nghiệp được lồng vào hình dáng người tiều phu. Người “tiều phu” vừa phóng khoáng mà vừa hiên ngang đến lạ thường khi mà “Lưng vận búa trăng”, “Chân chầy ngàn tuyết” và cũng ung dung hiếm có “chơi đủng đỉnh”, “bước xênh xang”. Hơn thế nữa, người “tiêu phu” ấy hình như có tài ba và uy quyền tuyệt đối “tay thu thập” cả “Tấc tài dài ngắn”, “sức đảm đang” trọn “Một gánh giang san”. Khẩu khí ấy, nếu khi là đế vương thì ai đủ và ai dám hạ bút trong thời quân chủ?!
Chúng ta cũng tìm hiểu qua một vài điển tích được nhắc đến trong bài thơ này:
Điều lưu ý trong các điển tích dùng trong bài thơ có liên quan ít nhiều đến việc nối nghiệp và tư tưởng “Tiền Nho – Hậu Thích”.
Tuy nhiên, khi đọc thật kỹ bốn câu cuối bài thơ bằng đúng kiểu Nôm không chú ý đến điển tích, chúng ta sẽ phát hiện đều rất thú vị:
Tấc tài dài ngắn, tay thu thập,
Một gánh giang san, sức “Đảm – Đang”.
Dù nhẫn mai ngơi vào thạch thất,
Đành đành bắt chước thói chàng vương.
Trong cách hiểu khôg theo điển tích Tàu thì “một gánh giang san” là chỉ đất nước, triều đại; “sức” đoc trại gần giống “xuất”mà xuất là cho, để cho; thạch thất là mộ của người quyền quý vì được xây bằng đá và cách gọi này vẩn phổ biến đến cuối triều Nguyễn; bắt chước là noi theo, làm theo; thói là nếp mà nếp nhà là gia phong; vương là vua. Từ đó, chúng ta có thể hiểu bốn câu thơ trên như sau:
“Tay ta đã thu thập tất cả, một gánh giang san sẽ để cho “Đảm – Đang”, dù nay mai ta có mất đi nằm trong mộ thì đã có người noi theo nếp của ta làm vua”.
Hình ảnh bản đồ Lăng Thiên Thọ
Hình ảnh Không ảnh Lăng Thiên Thọ
Hình ảnh Thạch thất song táng "CÀN KHÔN HIỆP ĐỨC" của vua Gia Long và Thuận Nguyên Hoàng Hậu tại Lăng Thiên Thọ ở Huế
Tại sao là “Đảm – Đang” và “Quý hạ vọng hậu đề ở Thúy Liên Đường” có ý nghĩa gì hay chỉ là câu lạc khoản suông?
(Vui lòng xem tiếp phần 11)