TRÚC LÂM THẤT HIỀN - PHẦN 1: TẢN MẠN VỀ SỐ “BẢY” - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

TRÚC LÂM THẤT HIỀN - PHẦN 1: TẢN MẠN VỀ SỐ “BẢY” - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

TRÚC LÂM THẤT HIỀN - PHẦN 1: TẢN MẠN VỀ SỐ “BẢY” - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

TRÚC LÂM THẤT HIỀN - PHẦN 1: TẢN MẠN VỀ SỐ “BẢY” - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

TRÚC LÂM THẤT HIỀN - PHẦN 1: TẢN MẠN VỀ SỐ “BẢY” - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
TRÚC LÂM THẤT HIỀN - PHẦN 1: TẢN MẠN VỀ SỐ “BẢY” - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua
Hồ Chí Minh Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 36.190 35.790
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 36.290 35.790
Vàng nữ trang 99,99% 36.140 35.440
Vàng nữ trang 99% 35.782 35.082
Vàng nữ trang 75% 27.258 25.858
Vàng nữ trang 58,3% 21.222 19.822
Vàng nữ trang 41,7% 15.222 13.822
Hà Nội Vàng SJC 36.450 36.250
Đà Nẵng Vàng SJC 36.450 36.250
Nha Trang Vàng SJC 36.450 36.240
Cà Mau Vàng SJC 36.450 36.250
Buôn Ma Thuột Vàng SJC 36.450 36.240
Bình Phước Vàng SJC 36.460 36.220
Huế Vàng SJC 36.450 36.250
Biên Hòa Vàng SJC 36.430 36.250
Miền Tây Vàng SJC 36.430 36.250
Quãng Ngãi Vàng SJC 36.430 36.250
Đà Lạt Vàng SJC 36.480 36.270
Long Xuyên Vàng SJC 36.430 36.250

TRÚC LÂM THẤT HIỀN - PHẦN 1: TẢN MẠN VỀ SỐ “BẢY”

23-10-2017

TRÚC LÂM THẤT HIỀN - PHẦN 1: TẢN MẠN VỀ SỐ “BẢY”

Bài viết của Nhã Thức

 

Hình 1. Số 7

 

Số là một phát minh vĩ đại của loài người và chính những con số lý thú ấy cũng đã mê hoặc bao trí tuệ siêu việt của nhân loại. Từ Đông sang Tây có biết bao công trình nghiên cứu về số của bao tên tuổi là “Bắc đẩu” trong bầu trời tri thức – văn minh. Trong những con số ấy, con số “bảy” là một con số “huyền hoặc” đã làm bao bộ óc từ dân gian đến bác học suy nghiệm và nghiên cứu về nó. Đến độ, con người đã áp con số “bảy” vào hiện tượng tự nhiên và xã hội, rồi nhận thấy những trùng hợp đến lạ kỳ làm cho con người không dám nhận mình đã tìm ra số “bảy” mà cho rằng có đấng siêu nhiên, siêu linh nào đó đã tạo ra con số “bảy” kỳ diệu.

          Có nhiều hiện tượng tự nhiên tương ứng với số “bảy”:

          Cầu vòng có bảy màu khả kiến: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

Hình 2. Cầu vòng bảy sắc

          Sao Bắc đẩu là một mảng sao gồm bảy ngôi sao trong chòm sao Đại hùng (Ursa Major) tại thiên cầu Bắc. Người Việt Nam còn gọi sao Bắc đẩu là “sao cái gầu” vì trông giống cái gầu tát nước. Ở Trung Quốc gọi là “北斗七星 là Bắc đẩu thất tinh” nghĩa là “Bảy ngôi sao thành hình cái đấu ở hướng Bắc”. Người Pháp gọi là “Great Chariot” hay “Charles’s Wain” có nghĩa là “Cổ xe kéo của Charles”. Ở Anh gọi là “The Plough” tức là “Cái cày”.  Ở Ireland là “King David's Chariot”, vì nó được ví như "cỗ xe chiến mã của vua David", một trong những vị vua đầu tiên của hòn đảo này. Tại Mỹ chòm Bắc Đẩu có tên gọi “Big dipper” nghĩa là “Cái Muỗng Lớn”. Bảy ngôi sao trên theo phương Tây có tên là: Dubhe, Merak, Phecda, Magrez, Alioth, Mizar, Alkaid và theo phương Đông (Trung Hoa) có tên là: 天樞 - Thiên xu, 天璇 - Thiên tuyển, 天玑 - Thiên cơ, 天權 - Thiên quyền,  玉衡 - Ngọc Hoành, 開陽 - Khai dương, 瑤光 - Dao quang.

Hình 3. Sao Bắc đẩu

          Trong hệ mặt trời, ngoài trái đất của chúng ta thì còn lại bảy hành tinh là: sao Thủy (Là hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt Trời nhất trong tám hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, với chu kỳ quỹ đạo bằng 88 ngày Trái Đất. Nhìn từ Trái Đất, hành tinh hiện lên với chu kỳ giao hội trên quỹ đạo bằng xấp xỉ 116 ngày, và nhanh hơn hẳn những hành tinh khác. Do tốc độ chuyển động nhanh này nên người La Mã đặt tên hành tinh là Mercurius, vị thần liên lạc và đưa tin một cách nhanh chóng. Trong thần thoại Hy Lạp tên của vị thần này là Hermes (Ερμής)), sao Kim (Còn gọi là sao “Thái Bạch - 太白”, “Thái Bạch Kim tinh - 太白金星” (thường dùng khi xem tướng mệnh), là hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, tự quay quanh nó với chu kỳ 224,7 ngày Trái Đất. Sao Kim đạt độ sáng lớn nhất ngay sát thời điểm hoàng hôn hoặc bình minh, do vậy mà dân gian còn gọi là sao Hôm, khi hành tinh này mọc lên lúc hoàng hôn, và sao Mai, khi hành tinh này mọc lên lúc bình minh), sao Mộc (là hành tinh thứ năm tính từ Mặt Trời và là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó là hành tinh khí khổng lồ với khối lượng bằng một phần nghìn của Mặt Trời nhưng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại. Các nhà thiên văn học cổ đại đã biết đến hành tinh này và gắn với thần thoại và niềm tin tôn giáo trong nhiều nền văn hóa. Người La Mã đặt tên hành tinh theo tên của vị thần Jupiter, vị thần quan trọng nhất trong số các vị thần. Tên gọi trong tiếng Trung Quốc, tiếng Triều Tiên, tiếng Nhật và tiếng Việt của hành tinh này được đặt dựa vào hành "mộc" trong ngũ hành), sao Hỏa (Nó thường được gọi với tên khác là "Hành tinh Đỏ", do sắt oxit có mặt rất nhiều trên bề mặt hành tinh làm cho bề mặt nó hiện lên với màu đỏ đặc trưng. Chu kỳ tự quay và sự tuần hoàn của các mùa trên Hỏa Tinh khá giống với của Trái Đất do sự nghiêng của trục quay tạo ra. Trên Sao Hỏa có ngọn núi Olympus Mons, ngọn núi cao nhất trong Hệ Mặt Trời, và hẻm núi Valles Marineris, hẻm núi dài và rộng nhất trong Thái Dương Hệ. Lòng chảo Borealis bằng phẳng trên bán cầu bắc bao phủ tới 40% diện tích bề mặt hành tinh đỏ và có thể là một hố va chạm khổng lồ trong quá khứ), sao Thổ (Tên tiếng Anh của hành tinh mang tên thần Saturn trong thần thoại La Mã, ký hiệu thiên văn của hành tinh là (♄) thể hiện cái liềm của thần. Sao Thổ là hành tinh khí khổng lồ với bán kính trung bình bằng 9 lần của Trái Đất), sao Thiên Vương (Sao Thiên Vương đặt tên theo vị thần bầu trời của người Hy Lạp cổ Uranus (tiếng Hy Lạp cổ đại: Οὐρανός), cha của Cronus (Saturn) và ông của Zeus (Jupiter), trong tiếng Latin viết là "Ūranus". Nó là hành tinh duy nhất lấy theo tên từ một vị thần trong thần thoại Hy Lạp thay vì trong thần thoại La Mã) và sao Hải Vương (Nhà thiên văn người Đức Struve ủng hộ tên gọi Neptune vào ngày 29 tháng 12 năm 1846 tại một hội nghị của Viện hàn lâm khoa học Saint Petersburg. Và Neptune sớm được cộng đồng quốc tế chấp nhận. Trong thần thoại La Mã, Neptune là vị thần biển cả, có vai trò như thần Poseidon trong thần thoại Hy Lạp. Sự đòi hỏi đặt tên theo thần thoại là để tuân thủ cách đặt tên cho những hành tinh khác, ngoại trừ Trái Đất, đều theo tên các vị thần trong thần thoại Hy Lạp và La Mã. Các ngôn ngữ khác, kể cả ở những nước không có ảnh hưởng bởi văn hóa Hy Lạp và La Mã, thường địa phương hóa từ tên chính thức Neptune cho Sao Hải Vương. Trong tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc và tiếng Việt, tên hành tinh được dịch thành "Hải Vương Tinh" (chữ Nho, 海王星), vì Neptune là vị thần biển cả. Trong tiếng Hy Lạp hiện đại, tên gọi của hành tinh này là Poseidon (Ποσειδώνας: Poseidonas), vị thần biển cả tương ứng với tên gọi Neptune của thần thoại La Mã).

Hình 4. Hệ mặt trời

                Có nhiều hiện tượng tôn giáo – văn hóa – nghệ thuật – xã hội liên quan đến số “bảy”:

                Trong Phật giáo, số bảy có ý nghĩa quan trọng bởi khi sinh ra, Đức Phật bước bảy bước, nở ra bảy đóa sen tương ứng với “lục đạo luân hồi” và “chánh đạo” tức là “sáu đường luân hồi: Thiên (Trời), Nhơn (Người), Atula (Thần), Địa ngục, Ngạ quỷ (Quỷ đói, Súc sanh (Súc vật) và còn đường Giải thoát. Lúc chết con người ta phải xuống bảy tầng địa ngục và để cúng cho người đã mất người ta lấy bội số của 7 - 49 ngày…

Hình 5. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sanh

Hình 6. Hình "Lục đạo luân hồi"

          Trong Thiên Chúa giáo, Kinh thánh mô tả Thiên Chúa là đấng đã sáng tạo ra vũ trụ, muôn loài trong 6 ngày và ngày thứ 7 là ngày Người nghỉ ngơi. Chúa cũng được khắc họa với 7 tia sáng ở giữa 6 tia sáng tạo. Thêm vào đó, Eva được tạo ra từ xương sườn thứ 7 của Adam trong khi Adam được “tạo ra” vào ngày 7/10 (ngày đầu tiên của Tishri - tháng 7 theo lịch Do Thái). Đối với người Do Thái, số bảy là số thông minh và họ có 7 ngày Thánh lớn trong năm.

Hình 7. Thiên Chúa sáng thế

          Trong đạo Hindu, số bảy tượng trưng cho Trái đất. Trái đất nằm ở vị trí chính giữa trong số 14 hành tinh, với 7 hành tinh ở trên và 7 hành tinh nằm bên dưới (bao gồm cả hành tinh số 0 - hành tinh không được biết đến). 7 hành tinh phía trên tương ứng với 7 “thế giới” khác nhau và 7 hành tinh phía dưới là nơi cư ngụ của ma quỷ và thế lực bóng tối. Số 7 cũng có ý nghĩa quan trọng trong đám cưới của người Hindu. Theo đó, những cặp vợ chồng mới cưới thường phải đi 7 bước vòng quanh một đám lửa. Theo quan niệm truyền thống, khi kết hôn thì mối nhân duyên giữa 2 người sẽ kéo dài đến 7 kiếp. Do vậy, số 7 tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu.

          Con số bảy cũng có ý nghĩa quan trọng đối với người Hồi giáo. Trong cuộc hành hương, mọi người đi theo chiều ngược kim đồng hồ quanh “Bait Allah” 7 vòng, ví như 7 tầng trời mây.

Hình 8. Bait Allah

    Nhà toán học Pytago sáng lập trường phái Thuật số. Trong đó, Pytago nhận định số 7 là con số về những điều huyền bí, thần kỳ.

Hình 8. Nhà toán học Pitago

          Một tuần lễ có 7 ngày, nghệ thuật có 7 ngành (Văn học, Âm nhạc, Hội hoạ, Điêu khắc, Sân khấu, Điện ảnh), âm nhạc có 7 nốt ((Đồ (C), Rê (D), Mi (E), Fa (F), Son (G), La (A), Si (B)), văn minh nhân loại có 7 kỳ quan thế giới cổ đại (Tượng thần Zeus ở Olympia - Hy Lạp, Tượng thần Mặt trời Rhodes - Hy Lạp, Đại kim tự tháp Giza - Ai Cập, Lăng mộ Mausoleum - Thổ Nhĩ Kỳ, Ngọn hải đăng Alexandria - Ai Cập, Vườn treo Babylon – Iraq và Đền Artemis - Thổ Nhĩ Kỳ) và hiện đại (Tượng Chúa Cứu thế - Brazil, Vạn Lý Trường Thành - Trung Quốc, Đấu trường La Mã - Ý, Đền Taj Mahal - Ấn Độ, Thành phố cổ Petra - Jordan, Pháo đài Machu Picchu - Peru, Khu di tích Chichen Itza – Mexico). Cùng với 7 giai đoạn tiến hóa, con người có bảy cái lỗ trên mặt, gọi là thất khiếu (hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, và miệng) và 7 trạng thái tình cảm khác nhau, gọi là thất tình (ái, ố, hỉ, nộ, lạc, ai, dục). Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau ngày 7 tháng 7. Những thứ quý báu nhất đối với mọi người là thất bảo (vàng bạc, ngọc, hổ phách, mã não, xà cừ, san hô và lưu ly).

Hình 9. Tượng thần Zeus ở Olympia - Hy Lạp

Hình 10. Tượng thần Mặt trời Rhodes - Hy Lạp

Hình 11. Đại kim tự tháp Giza - Ai Cập

Hình 12. Lăng mộ Mausoleum - Thổ Nhĩ Kỳ

Hình 13. Ngọn hải đăng Alexandria - Ai Cập

Hình 14. Vườn treo Babylon – Iraq

Hình 11. Đền Artemis - Thổ Nhĩ Kỳ

          Qua một số thông tin trên, chúng ta nhận thấy phần nào sự hấp dẫn của số bảy trong tư duy, trí tuệ và văn minh của nhân loại. Từ sự kỳ lạ đó tạo nên nhiều điển tích, điển cố liên quan đến số bảy trong văn học – nghệ thuật. Chúng ta sẽ tìm hiểu điều này qua các hình ảnh trên đồ sứ cổ ở các phần tiếp theo.

(Còn tiếp)


COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat