VÀI NÉT VỀ TÔN TƯỢNG THẦN NÔNG - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

VÀI NÉT VỀ TÔN TƯỢNG THẦN NÔNG - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

VÀI NÉT VỀ TÔN TƯỢNG THẦN NÔNG - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

VÀI NÉT VỀ TÔN TƯỢNG THẦN NÔNG - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

VÀI NÉT VỀ TÔN TƯỢNG THẦN NÔNG - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
VÀI NÉT VỀ TÔN TƯỢNG THẦN NÔNG - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua
Hồ Chí Minh Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng SJC 1L - 10L 36.430 36.250
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 36.190 35.790
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 36.290 35.790
Vàng nữ trang 99,99% 36.140 35.440
Vàng nữ trang 99% 35.782 35.082
Vàng nữ trang 75% 27.258 25.858
Vàng nữ trang 58,3% 21.222 19.822
Vàng nữ trang 41,7% 15.222 13.822
Hà Nội Vàng SJC 36.450 36.250
Đà Nẵng Vàng SJC 36.450 36.250
Nha Trang Vàng SJC 36.450 36.240
Cà Mau Vàng SJC 36.450 36.250
Buôn Ma Thuột Vàng SJC 36.450 36.240
Bình Phước Vàng SJC 36.460 36.220
Huế Vàng SJC 36.450 36.250
Biên Hòa Vàng SJC 36.430 36.250
Miền Tây Vàng SJC 36.430 36.250
Quãng Ngãi Vàng SJC 36.430 36.250
Đà Lạt Vàng SJC 36.480 36.270
Long Xuyên Vàng SJC 36.430 36.250

VÀI NÉT VỀ TÔN TƯỢNG THẦN NÔNG

17-02-2018

VÀI NÉT VỀ TÔN TƯỢNG THẦN NÔNG

Bài viết Từ Hạnh

 

Hình Tôn tượng Thần Nông

Nhân vật Thần Nông

Chất liệu: Trắc Tàu

Phong cách tạo hình Nam – Trung Hoa

Niên đại: Khoảng cuối thời Càn Long đến đầu thời Gia Khánh

Đây là một pho tượng Thần Nông, với phong cách tạo hình này khá hiếm ở Việt Nam. Vậy Thần Nông là ai? Có công nghiệp gì mà được tạc tượng?

Thần Nông hay còn gọi là Viên Đế là Tổ của các giống dân Bách Việt (trong đó có Lạc Việt – Dân tộc Kinh ngày nay) và phần lớn các giống dân Nam – Trung Hoa ngày nay. Người Hán luôn làm mọi cách để hợp thức hóa Thần Nông vào hệ thống Tam Hoàng – Ngũ Đế của lịch sử cổ đại Trung Quốc.

Thần Nông được xem là Tổ của ngành trồng trọt đặc biệt là lúa và Tổ của ngành Dược cổ truyền ở phương Đông với tác phẩm Thần Nông Bản Thảo còn truyền tụng đến ngày nay. Ở một khía cạnh nào đó, chúng ta có thể hiểu Thần Nông là Tổ của nền văn minh lúa nước mà tiêu biểu nhất là trồng trọt và thuốc chữa bệnh.

Trong thời đại quân chủ tại Việt Nam và các nước đồng văn vì lấy nông nghiệp làm chủ đạo nên việc tế lễ Thần Nông được triều đình thực hiện long trọng. Tuy nhiên, trong Hội điển không bàn đến việc làm tượng Thần Nông mà phụng bái bằng thần vị. Song trong giới Y Dược phương Đông, Thần Nông được tạc tượng hoặc họa tượng để thờ tại các nhà thuốc (kể các Thái Y Viện) như một vị Tổ sư chính thống. Ở Việt Nam, chính sử Hoàng triều Nguyễn vẫn nhìn nhận Thần Nông là Tổ tiên của dân tộc Việt.

Trở lại pho tượng, điều đáng quan tâm ở đây là pho tượng này có phong cách tạo hình thanh thoát và kích thước khá lớn…thể hiện đẳng cấp xã hội của Chủ nhân cũ của pho tượng trước đây.

Căn cứ vào đâu để cho rằng pho tượng này là tôn tượng Thần Nông mà không phải một nhân vật khác tạo hình “gần” giống?

  • Những đặc điểm cơ bản của tượng Thần Nông thời xưa là: Một cụ già có nhiều râu, tóc xõa ra sau, người trần hoặc mặc áo lá cây đơn sơ, đóng khố da ngắn, chân mang giầy cỏ. Những vật dụng trang trí theo thường là quả bầu chứa thuốc (thuốc chứa trong bầu ngầm hiểu là thuốc nước hoặc đơn, đơn tức viên tròn nhỏ - biểu hiện kỹ thuật bào chế; bầu còn biểu hiện sự sinh hóa của sự sống nên còn nói lên người nắm vững được quy luật của sự sống) có can thiệp bàn tay con người – Hậu thiên và một ít cây cỏ biểu hiện cho cây thuốc – dược liệu – tự nhiên chưa có sự can thiệp của con người – Tiên thiên. Vì Thân Nông là vị thánh chấp trưởng Trung Thiên nên nhiếp thống cả Tiên Thiên lẫn Hậu Thiên. Hiện nay, một số nhà thuốc bắc ở Sài Gòn và nhiều tỉnh lân cận còn một ít hình vẽ và tượng gốm Thần Nông vẫn đang được thờ phụng.
  • Những đặc điểm của tượng Tổ sư Đạt Ma thời xưa là: Một người râu quai nón xoắn có nhân chủng Ấn – Âu, áo ca sa hở ngực dài rộng và chi tiết “quần” ít thể hiện rõ nét, chân trần – không bao giờ tạo hình mang giầy, hài, dép…, đầu đội khăn hoặc để trần…Vật dụng thường trang trí theo là một chiếc thiền hài/ giầy, kinh, gậy, phất trần, nón cỏ…Ngày nay, người ta tạo tượng Tổ sư Đạt Ma cho cầm đủ thứ như đi “di dân” nhưng không hiểu rằng ở tượng ngôn ngữ ước lệ rất cao từ nghệ nhân đến người yêu cầu nghệ nhân cũng không hiểu những vật đó có ý nghĩa gì; hơn thế, tạo hình khuôn mặt dữ tợn thì thừa mà từ bi lại thiếu vì họ quên mất Ngài Bồ Đề Đạt Ma là Tổ sư thứ hai mươi tám của Thiền tông Ân Độ và Sơ Tổ của Thiền Tông Đông Độ.

Hình Tôn tượng Tổ sư Đạt Ma và Đại tiên Lý Thiết Quầy

  • Tượng Đại tiên Lý Thiết Quầy thì là một người què chân, chống gậy, cầm hồ lô. Vì theo truyện thì Đại tiên đi hội cõi Tiên, ở nhà đệ tử đã hỏa thiêu nhục thể nên khi quay về Ngài phải mượn xác lão ăn mày què vừa mới chết nên tượng thường đứng co một chân, áo quần rách rưới…

Qua đó, chúng ta có thể khẳng định pho tượng này là tôn tượng Thần Nông với hồ lô treo trên gậy và bó thuốc ở bên hong không có đặc điểm gì là tượng Tổ sư Đạt Ma hay Lý Đại tiên. Và đây là một pho tượng thiên về ý nghĩa nhân văn và rất ít ảnh hưởng đến tôn giáo.

Hình  Tôn tượng Thần Nông

Hình Tôn tượng Thần Nông

Hình Tôn tượng Thần Nông

Về nghệ thuật tạo hình pho tượng Thần Nông này đi vào tả thực khá cao nhất là mặt, mắt…đặc biệt đôi bàn chân và đôi giầy cỏ. Song ở tượng tính ước lệ còn cao theo kiểu cũ kết hợp với màu ten gỗ cho thấy tuổi đời của pho tượng khoảng hai trăm năm mươi năm.

Khi chúng ta tôn trí tôn tượng Thần Nông ở một nơi trang trọng trong tệ xá không phải chỉ vì mình là một Thầy thuốc hay không mà chính vì Ngài là tổ Bách Việt – trong đó có Lạc Việt. Chúng ta để cho con cháu mình ý thức điều đó trên bước đường dài thăm thẳm chống sự đồng hóa và đòi lại những gì Tổ tiên mình đã bị kẻ dã tâm bành trướng kia cướp đi. Mặt khác, ngày nay, tuy sinh sống ở Sài Thành nhưng chúng tôi không bao giờ quên được phù sa mà nước đổ, vị đất mặn mà, mùa cắt giữ lúa dưới trăng, hương rượu đế…Nó là khoảng không gian yên bình trong chúng tôi mà hằng đêm vẫn hiện về trong giấc mơ vội vàng của đời sống công nghiệp. Chúng tôi tự hào mình là một nông dân hay chí ít là một chàng lực điền của hơn hai mươi năm trước và chúng tôi tha thiết ước ao mỗi người dân Việt Nam tự hào mình là quê hương cây lúa, tổ tiên mình là người trồng nên cây lúa.


COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat