Vài suy nghĩ về bài thơ trên chiếc ấm trà “Gia Long niên tạo” - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Vài suy nghĩ về bài thơ trên chiếc ấm trà “Gia Long niên tạo” - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Vài suy nghĩ về bài thơ trên chiếc ấm trà “Gia Long niên tạo” - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Vài suy nghĩ về bài thơ trên chiếc ấm trà “Gia Long niên tạo” - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

Vài suy nghĩ về bài thơ trên chiếc ấm trà “Gia Long niên tạo” - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Vài suy nghĩ về bài thơ trên chiếc ấm trà “Gia Long niên tạo” - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Scroll top

bàn tròn thưởng ngoạn

Liên kết

Tỉ giá

Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank ngày :


Thành phố Loại vàng Giá bán Giá mua

Vài suy nghĩ về bài thơ trên chiếc ấm trà “Gia Long niên tạo”

16-04-2019

Vài suy nghĩ về bài thơ trên chiếc ấm trà “Gia Long niên tạo”

 

 

Đồ sứ ký kiểu thời Gia Long hiện còn rất ít,trong đó đáng chú ý là chiếc ấm trà hiệu đề (Gia long niên tạo) trong vòng tròn xanh,tạo hình chiếc ấm hình khối vuông trên nhỏ dưới to,đề tài trang trí hai mặt Lý Ngư Vọng Nguyệt,mặt quai ấm vẽ hai nhánh lan,mặt vòi ấm đề bài thi:

古今同親愛

遠近慕知音.

清香飄满坐

故友遇佳人 .

夀 篆

Cổ kim đồng thân ái

Viễn cận mộ tri âm.

Thanh hương phiêu mãn tọa

Cố hữu ngộ giai nhân .

Thọ Triện

Qua đề tài trang trí và bài thơ trên chiếc ấm quý hiếm này chúng ta hãy thử tìm hiểu những suy nghĩ ước muốn trước trong và sau khi lập quốc của vua thời Nguyễn.

Hai câu thơ”cổ kim đồng thân ái viễn cận mộ tri âm.” Dịch: Xưa nay cùng thân ái, xa gần mộ tri âm,thể hiện mong muốn thu phục lòng dân khát khao cầu người hiền tài của vua GL



 

Qua câu thơ:

Thanh hương phiêu mãn tọa

Cố hữu ngộ giai nhân .

Có thể ngụ ý của vua GL khi chiếm được bà Lê Ngọc Bình là vợ của vua Tây Sơn Nguyễn Quang Toản khi đó đã chạy ra bắc.

Lê Ngọc Bình (? - 1810) - công chúa nhà Hậu Lê - là bà hoàng của cả hai vua: Cảnh Thịnh (nhà Tây Sơn) và Gia Long Nguyễn Ánh.

Chính vì số phận đặc biệt của Ngọc Bình (em cùng cha khác mẹ với công chúa Ngọc Hân) mà dân gian vẫn lưu truyền câu ca: “Số đâu có số lạ lùng!/Con vua mà lấy hai chồng làm vua”.

Ngọc Bình và Ngọc Hân có nhiều điểm tương đồng:

1) Là công chúa con vua Hiển Tông nhà Hậu Lê.

 2) Sinh trưởng ở ngoài Bắc; khi lớn lên, lấy chồng là hoàng đế nhà Tây Sơn và đều là Hoàng hậu tại Phú Xuân.

Lê Ngọc Bình là con gái út (thứ 23) của vua Lê Hiển Tông và Chiêu nghi Nguyễn Thị Điều; đồng thời là em cùng cha khác mẹ công chúa Ngọc Hân.

Vào năm 1795, sau khi Thái sư Bùi Đắc Tuyên bị đánh đổ, thế lực ngoại thích không còn, Ngọc Hân có ý muốn hướng Quang Toản về Bắc Hà, nên làm mối em gái cho Quang Toản. Năm đó, Ngọc Bình mới 12 tuổi, được phong làm Chính cung hoàng hậu, ở trong cung 6 năm trời nhưng chưa sinh con.

Tháng 5/1801, khi Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân, vua Quang Toản bỏ chạy ra Bắc Hà, Ngọc Bình và một số cung nữ bị kẹt lại Phú Xuân. Thấy nàng là một người con gái trẻ đẹp, ăn nói dịu dàng, dáng điệu thướt tha, Gia Long rất ưng ý...

Mặc cho các cận thần nhà Nguyễn kịch liệt phản đối vì cho rằng "thiên hạ thiếu gì đàn bà mà lại lấy thừa vợ của vua nguỵ", vua Gia Long vẫn bỏ ngoài tai tất cả. Ngọc Bình được nạp làm phi và sau đó được phong làm Đệ tam cung Đức Phi (đứng thứ ba sau hai bà hoàng hậu là Thừa Thiên, mẹ hoàng tử Cảnh và Thuận Thiên, mẹ vua Minh Mạng).

Theo GS TRẦN QUỐC VƯỢNG – MẤY VẤN ĐỀ VỀ VUA GIA LONG,ghi nhận sự việc này như sau:


 

“Khi Cảnh Thịnh chạy ra Bắc, không hiểu vì lý do gì, bà Ngọc Bình bị kẹt ở Phú Xuân. Gia Long chiếm Phú Xuân, bắt được Ngọc Bình và quyết định ngay lấy làm vợ (phi). Cả đám triều thần của Gia Long xúm lại can ngăn, họ nói: – Bệ hạ nay có cả thiên hạ, thiếu gì gái đẹp – trinh nguyên, việc gì phải lấy vợ của giặc làm vợ mình ! Vua Gia Long cười ha hả mà nói: – Đến đất nước của giặc “tau” còn lấy, huống chi là vợ giặc,“tau” lấy vợ giặc làm vợ “tau” thì có chi mô !”

 

Về nhan sắc, công chúa Ngọc Bình nổi tiếng đẹp sắc nước hương trời. Không những thế, dân gian còn lưu truyền cơ thể nàng có một mùi hương thơm rất lạ, có sức cuốn hút vô cùng. Và phải chăng đó là lý giải cho câu:


Thanh hương phiêu mãn tọa

cố hữu ngộ giai nhân.


 

Qua phân tích bài thơ trên chiếc ấm ta thấy ở vua GL có tính cách của một gian hùng Thời Tam Quốc là Tào Tháo,Tháo từng thề rằng:

“Ta có hai ước muốn, một là quét sạch bốn bể, hoàn thành đế nghiệp, hai là có được hai nàng Kiều ở Giang Đông, nhốt vào Đồng Tước đài để vui vẻ những năm cuối đời, được như vậy thì có chết cũng không hối hận.”


Hành động cưới Ngọc Bình khi sắp quét sạch nhà Tây Sơn không hẳn là thương hoa tiếc ngọc gì, việc sách lập một công chúa Bắc hà con vua Hiển Tông nhà Hậu Lê vào một địa vị tôn qúy ở chốn nội đình là một hành động tâm lý chiến sâu sắc của một chính trị gia bậc thầy, một hành động có tính toán kỹ lưỡng và khôn ngoan tuyệt cùng. Chính những tư tưởng,tính cách đó của vua đã dẫn đến một hệ quả tươi đẹp hơn – bờ cõi Việt Nam được mở rộng và trở thành một chỉnh thể thống nhất.

                                                                                                                                     Hieuco.net


COPYRIGHT BY ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Facebook chat