Trên mặt trống có nhiều hoa văn hình tròn chia thành từng cụm nhỏ dần từ ngoài vào trong, bên trên gắn những con vật của trống đồng Tân Độ (Hà Tây).
Văn hóa Đông Sơn (khoảng từ thế kỷ 7 trước Công ngyên đến thế kỷ 1-2 sau Công nguyên) là một nền văn hóa khảo cổ học thời đại kim khí ở Việt Nam, được các nhà khảo cổ học đặt tên dựa vào sự phát hiện ngẫu nhiên một nhóm đồ đồng cổ vào năm 1924 tại làng Đông Sơn ở ven sông Mã, thành phố Thanh Hóa.
Triển lãm được Bảo tàng lịch sử Quốc gia phối hợp cùng Bảo tàng Hà Nội, Bảo tàng Hưng Yên, Bảo tàng Lào Cai, Bảo tàng Nghệ An, Bảo tàng Thanh Hóa và Bảo tàng Yên Bái tổ chức trưng bày chuyên đề “Văn hóa Đông Sơn” nhằm giới thiệu đến công chúng những di vật đặc sắc của nền văn hóa này, cùng những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật ẩn chứa trong sưu tập. Đặc biệt một số bảo vật Quốc gia Việt Nam cũng được giới thiệu trưng bày.
THANH HÀ